Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2009

Trung Quốc trừng phạt quan tham

Hãng thông tấn Tân Hoa xã vừa điểm lại tình hình chống tham nhũng gần đây ở Trung Quốc. Theo đó, hàng trăm triệu nhân dân tệ đã rơi vào túi quan tham trong các vụ án bị phanh phui trong 6 tháng đầu năm.
Vụ việc chấn động nhất là vụ Lý Bồi Anh - nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn hàng không Thủ Đô của Trung Quốc. Vào đầu tháng 7, Tòa án giám đốc thẩm đã ra phán quyết y án tử hình đối với họ Lý. Trước đó, ngày 10.2.2009, Tòa án nhân dân phúc thẩm thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông đã kết án Lý Bồi Anh mức án tử hình và bị tịch thu toàn bộ tài sản bởi hai tội danh: nhận hối lộ (hơn 26,61 triệu tệ) và tham nhũng (82,50 triệu tệ), tổng cộng hơn 100 triệu tệ (khoảng 250 tỉ đồng VN). Vụ án này khiến người dân Trung Quốc choáng váng vì ông Lý từng giữ nhiều trọng trách quan trọng, là lãnh đạo cao cấp của một doanh nghiệp lớn của Nhà nước, thậm chí còn có thời kỳ làm Bí thư Đảng ủy, thư ký tổ Đảng của Tập đoàn hàng không Thủ Đô, từng được ca ngợi là làm việc năng động, tháo vát và mẫu mực.
Tòa án Cẩm Giang ở Tứ Xuyên cũng từng ra bản án nặng đối với Tạ Chí Vỹ - nguyên Giám đốc Văn phòng luật sư Cao Định Thành Đô, đồng thời cũng là thành viên cấp cao của một doanh nghiệp lớn của Nhà nước với mức án 15 năm tù và phải nộp lại toàn bộ số tiền tham nhũng 1,66 triệu tệ.
Vụ án xét xử Cố Tuệ Quyên - nữ quan chức tham ô lớn nhất Trung Quốc vào ngày 13.7.2009 tại Tòa án phúc thẩm thành phố Lam Châu (tỉnh Cam Túc) – cũng khiến Quốc vụ viện nước này phải kinh ngạc. Cố Tuệ Quyên năm nay 58 tuổi, nguyên Giám đốc Phòng Tài chính thuộc Cục Điện lực tỉnh Cam Túc đã lợi dụng chức quyền, lấy tiền công quỹ, tuồn ra ngoài cho các doanh nghiệp vay kinh doanh, dẫn đến hậu quả chỉ trong 6 năm (1992-1998) đã thất thoát 360 triệu tệ tiền nhà nước, không thể thu hồi. Ngoài ra, trong suốt thời kỳ còn đương chức, bà cũng tham ô hơn 17 triệu tệ, nhận hối lộ hơn 380.000 tệ, sử dụng công quỹ 6,3 triệu tệ. Đây được coi là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, vẫn đang trong tiến trình xét xử.
Theo báo cáo của Viện Kiểm sát tối cao Trung Quốc, chỉ tính riêng trong năm 2008 có tới 33.546 vụ tham ô, bán chức, dính líu tới 41.179 người. Trong đó số vụ tham ô lớn lên tới 17.594 vụ, tăng 4,6% so với năm trước đó. Trong các vụ lợi dụng chức quyền có 29.836 người bị kết án, tăng 12,6% so với năm 2007. Mức độ tham ô với mật độ lớn, lan tỏa trong nhiều khu vực trong mấy năm trở lại đây khiến Chính phủ Trung Quốc vô cùng lo ngại, buộc phải áp dụng thêm biện pháp rà soát gắt gao và đồng loạt toàn bộ hệ thống cán bộ nhân viên.
Chỉ tính riêng tỉnh Hà Nam trong năm 2008 đã điều tra ra hơn 2.600 cán bộ tham nhũng, trong đó không ít người giữ các trọng trách quan trọng. Đặc biệt trong năm 2008, Viện Kiểm sát tối cao đã phải tiến hành rà soát chặt chẽ 61 Viện kiểm sát ở 5 tỉnh thành, nhằm xem xét lại đạo đức của đội ngũ thực thi pháp luật.
Cũng chính nhờ những lần tổng lực rà soát này, trong năm 2008 Viện kiểm sát đã tìm ra được hơn 1.200 cán bộ bị tình nghi tham nhũng, đang được lập án tìm chứng cứ xét xử.
N.L.C

Lục Tiểu Linh Đồng

(TNTT&GT) Hình ảnh Tôn Ngộ Không mắt lửa ngươi vàng mãi không phai mờ trong tâm trí các em nhỏ và cả người lớn ở nhiều nước qua bộ phim truyền hình dài tập Tây du ký (bản cũ). Không chỉ thành công với vai diễn này, Lục Tiểu Linh Đồng còn nổi tiếng là diễn viên chuyên đóng vai khỉ.

Thành công từ “Tề thiên đại thánh”
Lục Tiểu Linh Đồng theo nghiệp cha là nghệ sĩ Lục Tiểu Đồng (tên thật là Chương Tống Nghĩa, người được mệnh danh là Nam Hầu Vương) học nghệ thuật diễn xuất loài khỉ. Sau khi tốt nghiệp cấp ba (tháng 6-1976), Lục Tiểu Linh Đồng đã thi đỗ vào trường nghệ thuật Côn ca đoàn, tỉnh Chiết Giang và đảm nhiệm thành công nhiều ca chính trong các vở kịch như Mỹ hầu vương đại náo long cung, Tôn Ngộ Không ba lần mượn quạt ba tiêu…
Đầu năm 1982, anh tham gia vai Tôn Ngộ Không trong phim TH 25 tập Tây du ký (đạo diễn Dương Khiết) do Trung tâm sản xuất phim THTQ và Đài THTQ phối hợp sản xuất. Từ năm 1988, bộ phim này nói chung và vai Tôn Ngộ Không nói riêng được khán giả trong và ngoài nước cực kỳ yêu thích, đoạt giải Phi Thiên và giải nhất cho phim truyền hình xuất sắc nhất trong năm. Nhờ thành công từ vai diễn này, Lục Tiểu Linh Đồng được nhận giải Kim Ưng lần thứ 6 cho nam diễn viên xuất sắc nhất và giải 10 ngôi sao truyền hình Trung Quốc lần thứ nhất (1978-1987). Đồng thời với 1,23 triệu phiếu bầu, anh được chọn làm chủ tịch giải 10 ngôi sao truyền hình Trung Quốc lần thứ hai.
Vai diễn Tôn Ngộ Không đã đem lại cho anh vô số giải thưởng sáng giá như giải nghệ sĩ biểu diễn được công chúng kính trọng nhất năm 2007, giải 1 trong 10 nhân vật đóng góp nhất cho Trung Quốc năm 2008, giải 1 trong 10 diễn viên truyền hình có sức ảnh hưởng lớn nhất suốt 30 năm phim truyền hình Trung Quốc (2008), giải diễn viên xuất sắc nhất cấp quốc gia (2000)…
Bên cạnh các vai khỉ quen thuộc, Lục Tiểu Linh Đồng cũng rất thành công với các loại vai diễn khác như đội trưởng cảnh sát hình sự trong phim TH 6 tập Truy tìm 309 (đạo diễn Quách Khải Mẫn), Chu Ân Lai trong phim 1939-Chu Ân Lai trở về, ông chủ tiệm trân châu trong phim TH 30 tập Nghĩa hải phong vân... Thậm chí lối diễn xuất đầy lôi cuốn của anh trong vai giáo viên trung học Trình Chí trong phim truyện Về nhà (đạo diễn Hoàng Kiện Trung)… còn được đề cử giải Bách Hoa cho nam diễn viên phụ xuất sắc nhất.
Ngoài diễn xuất, Lục Tiểu Linh Đồng còn thử sức làm nhà sản xuất phim như phim truyện truyền hình 1939-Chu Ân Lai trở về, đồng thời biểu diễn từ thiện cho các em nhỏ. Do được quá hâm mộ từ phim Tây du ký, anh từng được nhiều nước mời sang giao lưu với khán giả như Mỹ, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Thái Lan, Nam Phi, Singapore, Việt Nam…Anh cũng là nghệ sĩ Trung Quốc đầu tiên được ghi danh trong lịch sử Disney thế giới. Nhiều sách viết về hai cha con Lục Tiểu Linh Đồng hoặc viết về cuộc đời anh được tung ra hàng loạt và cực kỳ ăn khách với sức mua hàng chục ngàn bản/tựa sách.
Bị fan yêu tinh truy sát
Fan cuồng “Dương Lệ Quyên” bản mới đã xuất hiện lại vào tháng 6 qua, nhưng lần tấn công này không nhắm vào tài tử Lưu Đức Hoa, mà nhắm vào “mỹ hầu vương” Lục Tiểu Linh Đồng. Đó là một cô gái Thượng Hải 26 tuổi có tên Chu Vy, đã theo bám anh suốt bao thời gian qua với nguyện vọng xin làm đệ tử, với mộng ước trở thành một “nữ hầu vương”.
Do bị Lục Tiểu Linh Đồng khước từ, fan cuồng này đã khóc lóc, làm náo loạn lễ họp báo ra mắt phim TH Chu Ân Lai và Tây du ký ngày 9-6. Sau khi bị đuổi ra ngoài phòng họp, Chu Vy thất vọng tới mức đã về dùng biện pháp cứng rắn hơn là tuyệt thực vì thần tượng và bắt đầu viết trên blog cá nhân về sự kiện này với tên gọi “Truy tìm Lục Tiểu Linh Đồng”. Trên blog, cô viết: “Tuyệt thực sang ngày thứ hai rồi, thật khó chịu. Mình không phải là Dương Lệ Quyên. Mình chỉ muốn làm Nữ hầu vương…”.
Khi được báo giới hỏi thăm, Lục Tiểu Linh Đồng cho biết nhà sản xuất của anh đã gọi điện hỏi thăm cô gái. Bản thân anh cũng rất cảm kích vì tấm lòng nhiệt tình của cô nhưng mong cô biết trân trọng sinh mạng. Anh cũng tuyên bố đang gấp rút chuẩn bị thành lập trường Nghệ thuật Mỹ hầu vương, lúc đó rất hoan nghênh Chu Vy tới học. Tuy nhiên các chuyên gia tâm lý học nước này cho biết về bản chất căn bệnh của hai fan cuồng Chu Vy và Dương Lệ Quyên là như nhau nên rất khó khỏi.
Cương quyết không cho Tôn Ngộ Không được yêu
Khi có khá nhiều phim truyện và truyền hình được làm theo đề tài tác phẩm Tây du ký, Lục Tiểu Linh Đồng đã nhắc nhở: các nhà làm phim không nên bóp méo và phăng-tê-di quá hình ảnh nhân vật huyền thoại này. Đặc biệt không được cho Tôn Ngộ Không yêu Bạch Cốt Tinh hoặc bất kỳ yêu tinh nào khác vì như vậy Tôn Ngộ Không sẽ biến thành yêu tinh, mất đi linh hồn và phong cách của nhân vật. Anh lý giải: “Nếu cho Tôn Ngộ Không vướng chuyện yêu đương sẽ mất đi niềm tin đi lấy kinh. Như vậy sẽ không còn là Tôn Ngộ Không, không còn là Tây Du Ký nữa”.
Nhớ lại giai đoạn làm bộ phim TH kinh điển 25 tập Tây du ký năm 1988, anh cho biết cát-sê của anh thời đó là 70 tệ/tập phim. Nếu so với bây giờ, thật khó tưởng tượng nổi vì chênh lệch quá xa.
Tuy cát-sê ít ỏi, song Lục Tiểu Linh Đồng cho rằng rất đáng giá vì cũng nhờ bộ phim này, anh đã tìm được tình yêu đích thực cho mình. Bà xã Vu Hồng chính là người của đoàn làm phim đó, họ chung sống hạnh phúc suốt hai mươi năm qua cùng con gái.
Nhắc đến vợ mình, anh hóm hỉnh nói: “Nếu tôi là con diều thì cô ấy là người thả diều. Có lúc cô ấy buông lỏng tay một chút, tôi được bay cao hơn một chút. Có lúc cô ấy lại thu dây về. Tôi thấy chỉ như vậy mới có thể khiến tình cảm của chúng ta bền vững bên nhau mãi mãi”.
Lục Tiểu Linh Đồng cho rằng Tây du ký đã đem lại cho anh vinh quang, tình yêu, lại càng gắn liền cuộc đời anh với nhân vật Tôn Ngộ Không mãi mãi.
Lục Tiểu Linh Đồng
tên thật là Chương Kim Thái, dân tộc Hán, Sinh ngày 12-4-1959 tại Thượng Hải. Hiện anh là diễn viên đoàn kịch thuộc Trung tâm sản xuất phim Truyền hình Trung Quốc, Đài Truyền hình Trung ương.
Lệ Chi


Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2009

Đặng Thiều Quang lại "phải lòng"

Tự nhận mình phải lòng quá nhiều thứ, từ người đẹp, thú câu cá, thú tiêu dao tự tại…, nhà văn trẻ Đặng Thiều Quang một lần nữa lại thú nhận thêm nhiều thứ khiến anh phải xao động trong tập truyện ngắn mới nhất có tên Phải lòng.

Lướt qua 20 truyện ngắn trong Phải lòng, dường như đọng lại phần lớn là những mảng ký ức được ghi lại, có vui, có buồn, có những xao xuyến bâng quơ, cũng có những mối tình sâu đậm, có những đau đớn khắc khoải và hối tiếc... Phải chăng anh là người thích sống với quá khứ?
- Như cái tên tập truyện ngắn, đó là những khoảnh khắc phải lòng cái đẹp, đến tuyệt vọng, là những suy nghĩ ám ảnh về sự ngắn ngủi của kiếp người. Người ta sống với hiện tại, nhưng không ngừng hoài niệm. Suy cho cùng, tất cả những gì chúng ta có, là trí nhớ đang suy tàn, là quá khứ đang lụi tàn
Quá khứ của anh có nhiều kỷ niệm đặc biệt không? Chúng có tác động gì tới việc sáng tác của anh không? Nếu được, xin chia sẻ một vài kỷ niệm.
- Một ngày nào đó trong quãng tuổi thơ êm đềm, khi lang thang trên sườn đồi đầy nắng gió, dưới những tán cọ lộng lẫy, tôi chợt ý thức được sự nhỏ bé và duy nhất của mình. Tôi nằm trên thảm cỏ, ngắm bầu trời xanh thẳm qua những tán cọ, hình dung mình là những đám mây trắng bay lang thang về phía chân trời, hình như tôi đã khóc. Tôi muốn chia sẻ tất cả những điều đó, cách này hay cách khác, và cuối cùng, mãi sau này, tôi đã chọn văn chương, nghệ thuật của ngôn từ.
Cũng một ngày, cách đây vài năm, sau khi làm rất nhiều việc để sinh nhai, tồn tại, cuối cùng tôi đã quyết định quay trở lại viết, công việc mà tôi yêu thích, và có lẽ làm tốt nhất. Đó là một thời điểm khó khăn, và cũng là một lựa chọn khó khăn. Nhưng giờ tôi đã ở đây, trên con đường văn chương.
Tên một số tác phẩm của anh và cả hình bóng cá nhân anh hiện diện trên không ít truyện ngắn trong tập truyện này như Phải lòng, Đảo cát trắng, Chờ tuyết rơi... Tại sao vậy? Anh sợ độc giả quên lãng mình hay cố tình sử dụng như một chiêu PR?
- Tôi có những truyện ngắn trùng tên với những cuốn tiểu thuyết của chính mình, chúng ít nhiều liên quan với nhau. Nhưng bản thân chúng là những truyện ngắn hoàn chỉnh, được viết ra bởi mạch cảm hứng mạnh mẽ, dư chấn từ những cuốn tiểu thuyết. Tôi thấy vẫn còn chưa thanh toán sòng phẳng nợ nần với những cuốn sách, những nhân vật của mình. Mặt khác, đây là một cách giễu nhại niềm tin ngây thơ vào sự thật tiểu thuyết, sự nhập nhằng nước đôi giữa nhà văn và nhân vật chính. Nói là thủ pháp PR thì cũng đúng, các nhân vật trong truyện ngắn bị ám ảnh bởi những cuốn tiểu thuyết. Qua khúc xạ đó, dường như những cuốn tiểu thuyết trở nên lấp lánh, huyền ảo, và đương nhiên là rất hấp dẫn. Đúng, tôi sợ độc giả lãng quên, và tôi nhắc cho họ nhớ, rằng tôi còn là một tiểu thuyết gia. Tôi có thể viết nhiều truyện ngắn thú vị lấy cảm hứng từ chính những cuốn tiểu thuyết của mình.
Theo anh, một tác giả để bán được sách có nên chú trọng việc PR tác phẩm không? Hay điều này phó mặc cho bên phát hành hoặc sản xuất?
- PR cho tác phẩm của mình là rất quan trọng. Thời gian vài năm gần đây, khi quay trở lại viết và in sách, tôi đã hơi chủ quan phó mặc cho bên phát hành và sản xuất lo việc này. Tôi đã khá ngây thơ khi nghĩ rằng họ đã đủ chuyên nghiệp, trong khi sự thật thì họ gặp quá nhiều vấn đề trong kinh doanh, và không thể bao sân. Họ hứa hẹn khá nhiều, nhưng chẳng thực hiện được bao nhiêu. Tôi ra một loạt đầu sách, nhưng không có họp báo, không có giới thiệu sách, không có poster quảng cáo. Tôi chờ đợi, và mọi thứ chìm trong im lặng. Hy vọng với cuốn Phải lòng này mọi chuyện sẽ khác, tôi sẽ cùng phối hợp với đối tác xuất bản để làm sao sách đến tay độc giả nhanh nhất, hiệu quả nhất. Nguyên tắc đầu tiên là: Hãy để mọi người biết đến mình trước đã!
Đặng Thiều Quang sinh năm 1974, tốt nghiệp ĐH Kiến trúc Hà Nội. Tác phẩm đã xuất bản: Hoen gỉ, Tôi và D’Artagnan, Chờ tuyết rơi, Đảo cát trắng, Bóng giai nhân, Phải lòng… Các công việc đã làm: Viết văn, viết báo, thiết kế nhà cửa, kinh doanh... Hiện làm việc tự do.
Nguyễn Lệ Chi (thực hiện)

Thứ Năm, 23 tháng 7, 2009

Kiếm khách Ngọa Long Sinh

TNTT&GT) Trước khi Cổ Long nổi tiếng, Ngọa Long Sinh từng được mệnh danh là Thái Sơn Bắc Đẩu trên bầu trời văn chương kiếm hiệp. Ông cũng là một trong ba kiếm khách nổi tiếng trong giới tiểu thuyết gia võ hiệp Đài Loan (cùng Tư Mã Linh, Gia Cát Thanh Vân), từng sáng tác hàng chục bộ tiểu thuyết kiếm hiệp làm say lòng độc giả.
Từ thất học thành nhà văn nổi tiếng
Ngọa Long Sinh thuở thiếu thời gặp đúng thời loạn lạc, kháng chiến chống Nhật nên chỉ đi học được vài năm, mới học trung học được hai tháng. Do nhà nghèo, ông phải đăng ký đi lính để có lương ăn, và bị đẩy ra mặt trận. Năm 1948, ông được gửi đến đào tạo tại trường huấn luyện sĩ quan tại Nam Kinh và theo quân đội tới Đài Loan năm 1949, xuất ngũ năm 1955. Ông từng có thời gian thất nghiệp dài, thậm chí đã tính tới việc đạp xích lô kiếm kế sinh nhai. Những lúc rảnh rỗi chờ tìm việc, ông thường tranh thủ đọc tiểu thuyết kiếm hiệp để giải sầu và say mê từ lúc nào không hay. Ông nảy ra ý định sáng tác văn chương kiếm hiệp và gửi tác phẩm Phong trần hiệp ẩn tới Thành công vãn báo, không ngờ được độc giả rất yêu thích. Thấy nhuận bút thu về nhiều hơn cả lương sĩ quan của mình trước kia, Ngọa Long Sinh quyết định về Đài Trung, sáng tác truyện kiếm hiệp mưu sinh. Tại đây, bộ tiểu thuyết Kinh hồng nhất kiếm chấn giang hồ của ông được đăng liên tục trên Dân Thanh Nhật Báo, gây chấn động các fan ham thích kiếm hiệp. Ngọa Long Sinh càng tự tin hơn khi thấy con đường mình lựa chọn là đúng đắn. Ông quyết tâm tới Đài Bắc lập nghiệp năm 1959 và vụt nổi như cồn sau khi bộ tiểu thuyết thứ 3 Phi Yến kinh long được đăng dài kỳ trên Đại Hoa vãn báo. Đây cũng là bộ tiểu thuyết đánh dấu vị trí Thái Sơn Bắc Đẩu của ông trên văn đàn kiếm hiệp.
Ngọa Long Sinh nhanh chóng nổi tiếng lẫy lừng trong giới văn chương võ hiệp, liên tục nhận được các lời mời đặt hàng sáng tác từ đại lục, Hồng Kông, Singapore, Malaysia, Thái Lan. Nhuận bút của ông thời đó đã gấp 300 lần lương sĩ quan của ông trước kia. Ở tuổi 30, Ngoại Long Sinh đã đứng trên đỉnh cao trong sự nghiệp. Do được đặt hàng quá nhiều viết không xuể dài kỳ trên các báo, Ngọa Long Sinh thành lập một nhóm viết, vạch sẵn sườn ý và cắt đặt người viết. Vì vậy nội dung và tay nghề kỹ thuật của các tác phẩm của ông thường không đều tay. Trong số 46 bộ tiểu thuyết kiếm hiệp của ông, có tới 10 bộ bị nghi vấn là người khác viết thay một số phần. Sách của Ngọa Long Sinh ăn khách đến nỗi trên thị trường ở đại lục, Hồng Kông và Đài Loan phải có tới 150 bộ tiểu thuyết giả danh Ngọa Long Sinh. Ông cũng là tiểu thuyết gia bị mạo danh nhiều nhất trong lịch sử văn chương kiếm hiệp Hoa ngữ. Trong cuộc sống, ông được đánh giá là người hiền lành, quan hệ rất thuận hòa với mọi người, đặc biệt rất “đam mê” kiếm tiền.
Từ sách tới phim
Do Ngọa Long Sinh có tài xây dựng tình tiết, tài kể chuyện cuốn hút và chiếm được một lượng lớn độc giả nên các tác phẩm của ông được các nhà làm phim cương quyết không bỏ lọt.
Từ năm 1960-1980 là thời kỳ hoàng kim trong sáng tác của Ngọa Long Sinh, đồng thời cũng là thời kỳ hoàng kim của phim võ hiệp ở Hồng Kông và Đài Loan. Rất nhiều tác phẩm của Ngọa Long Sinh đã được chuyển thể thành phim truyện và phim truyền hình dài tập như Phi Yến kinh long, Ngọc thoa minh, Song Phượng kỳ…, phát hành rộng rãi sang cả thị trường đại lục. Thắng lợi trên phim ảnh mang lại cho ông cả danh tiếng lẫn tiền bạc. Nhận thấy rõ nguồn lợi kinh tế to lớn từ phim ảnh, Ngọa Long Sinh đã nhận lời làm biên kịch cho công ty truyền hình Trung Hoa tại Đài Loan, chuyên tâm sáng tác kịch bản phim truyền hình suốt 8 năm với nhiều kịch bản rất có tiếng vang.
Tuy nhiên cũng trong thời kỳ này, ông vẫn không ngừng sáng tác tiểu thuyết kiếm hiệp nhưng chất lượng sụt giảm. Do quá đam mê kiếm tiền, Ngọa Long Sinh không ngừng đầu tư tiền làm kinh doanh, trong đó có cả đầu tư vào truyền hình, xuất bản… nhưng đều không thành công. Cũng giống một số bạn văn khác như Cổ Long, Gia Cát Thanh Vân…, Ngọa Long Sinh cũng nghiện rượu và thuốc rất nặng, đam mê tửu sắc, thường xuyên là khách quen của các quán bar vũ trường, chơi bời rất bạt mạng. Do cường độ làm việc và cường độ ăn chơi đều quá đà, ông từng có thời kỳ bị bệnh nguy kịch năm 1988, phải nằm viện suốt một thời gian dài tưởng chừng không qua khỏi. Nhưng chỉ vừa khỏi bệnh, ông lại lao vào sáng tác, làm việc và ăn chơi như cũ.
Cuộc đời của Ngọa Long Sinh cũng được các nhà làm phim đánh giá có thể trở thành đề tài ăn khách.
Ngọa Long Sinh (ý nghĩa: học trò của thư viện Ngọa Long)
- Tên thật là Ngưu Hạc Đình- Sinh năm 1930 tại Trấn Bình, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. + Năm 1955: xuất ngũ, bắt đầu sáng tác văn chương + Năm 1957: lấy bút danh Ngọa Long Sinh + Năm 1959: nổi tiếng với tác phẩm Phi Yến kinh long, xác định được vị trí vững chắc trên văn đàn- Số tác phẩm do ông viết trọn bộ: khoảng 36 bộ- Sáng tác tiểu thuyết kiếm hiệp suốt 37 năm- Mất tại Đài Bắc.- Các tác phẩm tiêu biểu: Phong trần hiệp ẩn, Kính hồng nhất kiếm chấn giang hồ, Phi Yến kinh long, Thiết địch thần kiếm, Ngọc thoa minh, Thiên hương tiêu, Vô danh tiêu, Giáng Tuyết Huyền Sương, Tố thủ kiếp, Thiên nhai hiệp lữ, Thiên kiếm tuyệt đao, Kim kiếm điêu linh, Phong vũ yến quy lai, Hoàn tình kiếm, Phiêu hoa lệnh, Song phượng kỳ, Thiên hạc phổ…
Lệ Chi

Thứ Ba, 21 tháng 7, 2009

Các sao quần anh hội trong "Tân Thủy Hử "

(TNTT&GT) Sau gần 3 năm rộn rịp chuẩn bị, bộ phim truyền hình TQ 80 tập Tân Thủy Hử được bấm máy vào đầu tháng 7 tại Long Hổ Sơn (tỉnh Giang Tây), khiến khán giả nhiều nước háo hức.
Từ Ngô Tử Ngưu đến Cúc Giác Lượng
Có lẽ so với các phim lịch sử khác, Tân Thủy Hử khiến các nhà làm phim mất nhiều thời gian và tâm sức nhất. Bộ phim được chuẩn bị từ năm 2007, trải qua rất nhiều khó khăn do thiếu hụt vốn đầu tư. Bất ngờ là tại lễ khởi quay, đạo diễn Ngô Tử Ngưu–người đeo đuổi dự án làm phim này suốt gần 3 năm qua không có mặt, thay vào đó là đạo diễn Hồng Kông Cúc Giác Lượng. Trịnh Hiểu Long–tổng giám chế của bộ phim này thừa nhận thực ra Ngô Tử Ngưu là đạo diễn thích hợp nhất, thậm chí đạo diễn Ngô cũng từng tới Long Hổ Sơn hai lần để chọn cảnh. Tuy nhiên do thời gian làm phim quá dài, Ngô Tử Ngưu không thể theo tiếp do vướng các dự án phim khác. Trịnh Hiểu Long cũng bày tỏ sự tin tưởng vào tay nghề của đạo diễn Cúc Giác Lượng sau khi ông này từng đạo diễn nhiều phim truyền hình cổ trang khá thành công như: Anh hùng xạ điêu, Lộc đỉnh ký, Thư kiếm ân cừu lục… Ông Trịnh hy vọng là đạo diễn, Cúc Giác Lượng sẽ có những nét độc đáo riêng trong việc xử lý các cảnh quay. Yêu cầu duy nhất của nhà sản xuất đối với đạo diễn chỉ là chú trọng đặc điểm và tinh thần của thời đại các nhân vật trong tác phẩm, dùng các thủ pháp hiện đại tái hiện một tác phẩm mà dân chúng yêu thích sao cho thật gần gũi và thuyết phục. Ông Trịnh nhấn mạnh, Tân Thủy Hử được làm với mục đích xuất ngoại, giới thiệu cho người dân châu Á nói riêng và cả thế giới nói chung, vì vậy bộ phim được làm với ý thức toàn cầu hóa, sao cho dễ hiểu, dễ xem.
Bộ phim được đầu tư trên 100 triệu tệ với cụm cảnh quay đầu tiên được thực hiện tại Long Hổ Sơn. “Thị trấn cổ Thủy Hử” cũng đang được xây dựng với vốn đầu tư 150 triệu tệ. Thời gian quay dự tính nửa năm, dự kiến đóng máy vào mùa xuân.
Trương Hàm Dư vào vai Tống Giang?
Do phim có nhiều nhân vật chính nên nhiều ngôi sao truyền hình TQ đều được mời như Huỳnh Hiểu Minh, Đông Đại Vỹ, Trương Thiết Lâm…, thậm chí còn tính tới cả việc huy động các sao truyền hình Hàn Quốc và Nhật Bản. Diễn viên nổi tiếng Trương Thiết Lâm được giao vai Hồng Thái Úy, sẽ xuyên suốt mấy tập phim.
Tại lễ khởi quay, diễn viên Trương Hàm Dư với ngoại hình được nghi vấn sẽ vào vai Tống Giang. Anh cho biết đây là phim cổ trang đầu tiên anh tham gia. Công ty Hoa Nghị - nơi quản lý Trương Hàm Dư –cho biết sau khi đóng xong phim Tiếng gió và Những ngày tháng trên mây, Trương Hàm Dư được rất nhiều hãng phim truyện mời đóng. Nhưng do đoàn phim Tân Thủy Hử quá tha thiết và kịch bản hấp dẫn đến nỗi mới chỉ đọc được 5 tập, Trương Hàm Dư đã nhận lời đóng luôn. Anh thừa nhận mình là một fan của Thủy Hử và điểm cuốn hút nhất của kịch bản là gần gũi với cuộc sống.
Tháng 9 tới, Trương Hàm Dư mới thực hiện những cảnh quay của mình. Anh cho biết sẽ dành hai tháng tới để học võ, cưỡi ngựa và chuẩn bị thật chu đáo cho vai diễn. Trước đây khi trả lời báo chí, đạo diễn Ngô Tử Ngưu nói, Tống Giang là nhân vật vô cùng quan trọng, là linh hồn của bộ phim, phải đảm bảo được cả văn võ song toàn.
Phạm Băng Băng bị lợi dụng?
Tuy đoàn phim không công bố danh sách diễn viên sẽ tham gia, song báo chí TQ đã đăng tải khá nhiều việc Phạm Băng Băng sẽ đóng vai Phan Kim Liên. Điều này khiến Phạm Băng Băng và công ty của cô rất khó chịu. Người quản lý đã lên tiếng đính chính: “Phạm Băng Băng kịch liệt phản đối đoàn phim đã đưa ra những tin không chính xác. Tôi xin tuyên bố từ nay về sau, Phạm Băng Băng chỉ đóng mỗi năm một phim truyền hình do công ty cô đầu tư và sản xuất mà thôi, không hề đóng phim của công ty khác. Xin đừng lợi dụng tên tuổi của chúng tôi”.
Người phát ngôn của đoàn phim không hề tiết lộ bất kỳ tin tức nào có liên quan tới Phạm Băng Băng và hiện vẫn chưa quyết định diễn viên nào sẽ đóng vai Phan Kim Liên.
Lệ Chi(tổng hợp theo sina.com)

Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2009

Học gì từ phim lịch sử Trung Quốc

http://docbao.com.vn/view/30/default.dec
Nguồn: Nhịp cầu đầu tư (số 00124, ngày 01/04/2009, trang 60-61)

Tại sao giới trẻ Tây thích TP.HCM

http://docbao.com.vn/view/30/default.dec

Nguồn: Nhịp cầu đầu tư (số 0136, ngày 29/6/2009, trang 56-57)

http://www.vanhocmang.net

Phùng Tiểu Cương làm phim được tặng biệt thự

Khi đạo diễn Phùng Tiểu Cương chọn cảnh cho bộ phim mới Đường Sơn đại địa chấn, giới báo chí Trung Quốc cũng phải kinh ngạc do nguyên tác Dư Chấn không chút liên quan tới Hàng Châu nhưng cảnh trong phim lại được kéo tới tận đây.
Mặc dù có tới 5-6 thành phố đều muốn lôi kéo đạo diễn Phùng về làm phim qua hình thức tài trợ, nhưng tại sao rốt cuộc ông vẫn chọn Hàng Châu? Phùng Tiểu Cương sẽ mang lại gì cho Hàng Châu? Những thắc mắc này gần đây mới được các phóng viên giải đáp.
Thì ra chính quyền thành phố này đã mời bằng được đoàn phim về do thấy số lượng khách du lịch tới khu Tây Khê (Hàng Châu) tăng gấp đôi chỉ sau khi đạo diễn Phùng sử dụng nơi đây quay một vài cảnh cho phim Chỉ lấy người thành ý. Thậm chí Tây Khê còn mở riêng một tour du lịch tham quan khu vực được quay ngoại cảnh cho phim này và luôn đông khách.
Phó bí thư Đảng ủy thành phố Hàng Châu cho biết phần lớn chính quyền thành phố này đã cam kết giải quyết mọi khó khăn cho đoàn phim trong quá trình quay tại đây. Vì vậy các trường học, bệnh viện, ngoại cảnh cần quay... tại Hàng Châu đều được bật đèn xanh, sẵn sàng chào đón đoàn phim. Thậm chí chính quyền thành phố còn tha thiết xin tặng một căn biệt thự tuyệt đẹp tại Tây Khê cho đạo diễn Phùng như một sự ghi ơn. Đây cũng chính là nơi quay cảnh Cát Ưu gọi điện thoại trong phim Chỉ lấy người thành ý. Tuy nhiên đạo diễn Phùng đã lịch sự từ chối với lý do phần lớn thời gian sinh sống và làm việc tại Bắc Kinh, chỉ xin tạm trưng dụng làm “văn phòng của đoàn phim” trong thời gian quay tại Hàng Châu.
Đường Sơn đại địa chấn vừa được bấm máy vào ngày 7.7 tại Đại học Triết Giang với các diễn viên chính: Từ Phàm, Trương Tịnh Sơ, Trần Đạo Minh, Lục Nghị, Lý Chấn... Bộ phim được đầu tư 150 triệu tệ, xoay quanh cuộc đời của một cô bé 7 tuổi còn sống sót sau vụ động đất tại Đường Sơn năm 1976. Đạo diễn Phùng tự tin ước tính bộ phim sẽ đạt doanh thu tới 500 triệu tệ.

Nguyễn Lệ Chi (tổng hợp theo sina.com)

Ôn Thụy An "chưởng môn" đa tài

TNTT&GT) Trong số các tiểu thuyết gia võ hiệp tân phái, Ôn Thụy An nổi tiếng là nhà văn trẻ tuổi tài hoa nhất. Thậm chí ông còn được gắn trọng trách gánh vác đại cục sau khi nhà văn Cổ Long qua đời và nhà văn Ngọa Long Sinh sức khỏe suy yếu.
Điểm nóng của thập niên 90
Ôn Thụy An từng được giới phê bình nhận xét là một hiện tượng độc đáo trên văn đàn võ hiệp Trung Quốc của thập niên 90. Nhiều người còn cho rằng văn chương của ông có thể sánh ngang với Cổ Long, hoặc thậm chí cả Kim Dung. Sách của Ôn tiên sinh luôn ăn khách trên cả thị trường đại lục lẫn Hồng Kông và Đài Loan. Nhiều người hâm mộ ở Singapore, Malaysia còn tôn ông như vị anh hùng. Chỉ tính tới năm 1992 khi mới 38 tuổi, ông đã tung ra thị trường tới 382 tác phẩm. Ôn Thụy An cũng là tiểu thuyết gia võ hiệp Trung Quốc đầu tiên được chuyển thể tác phẩm sang tiếng Hàn và đăng tải dài kỳ trên báo chí xứ sở kim chi.
Vốn xuất thân từ nhà thơ, nhà phê bình có tên tuổi, Ôn Thụy An có vốn kiến thức rất sâu rộng, được nhiều người kính nể. Ông từng đăng nhiều bài viết rất sâu sắc về tâm lý học hiện đại và sử học Trung Quốc. Bộ tiểu thuyết đầu tay của ông có tên "Tứ đại danh bổ hội kinh sư" được hoàn tất năm ông mới 20 tuổi, gây chấn động cả giới võ hiệp. Ôn Thụy An từng được coi là thần đồng văn học bởi ông bắt đầu sáng tác và thành lập văn xã từ năm 9 tuổi, sáng lập Lục châu kỳ san năm 13 tuổi, chủ biên Trung hoa nguyệt san năm 15 tuổi, cùng sáng lập Thiên lang tinh thi xã năm 17 tuổi. Trong 6 năm sinh sống tại Đài Loan, ông từng ôm đồm chủ trì Thần hoa xã, Thanh niên Trung Quốc tạp chí xã; quản lý Thí kiếm sơn trang, Cương kích đạo võ thuật huấn luyện ban; tổ chức Trường giang văn xã và nhiều công ty xuất bản… Vốn tính quảng giao, ưa kết bằng hữu, Ôn Thừa An có rất nhiều anh em kết nghĩa y hệt các nhân vật giang hồ trong giới võ hiệp của ông. Có lúc số anh em kết nghĩa của ông chỉ tính riêng ở Đài Loan đã tới trên trăm người. Khi chuyển sang sinh sống tại Hồng Kông, ông vẫn giữ thói quen này.
Cuộc đời Ôn Thụy An được chia làm hai mốc lớn: Thời kỳ ông sinh sống tại Đài Loan (1974-1981) được coi là thời kỳ bắt đầu nổi tiếng và xuất bản nhiều tác phẩm quan trọng. Các tác phẩm của ông trong thời kỳ này mang khuynh hướng lý tưởng hóa khá rõ và dấu vết mô phỏng Cổ Long cũng đậm nét. Thời kỳ ông sinh sống tại Hồng Kông (1982-nay) được coi là thời kỳ thăng hoa trong sự nghiệp. Các tác phẩm thể hiện nhân sinh quan sâu sắc, giọng điệu thâm trầm.
"Chưởng môn " đa tài
Do tài năng văn chương phát rộ từ bé, Ôn Thụy An không chỉ là tiểu thuyết gia võ hiệp kiệt xuất, mà còn là nhà văn trẻ đa tài, một nhà phê bình văn học sắc sảo. Ông sáng tác liên tục với cường độ làm việc khiến nhiều người không khỏi kính phục. Các tác phẩm của ông liên tục ra mắt độc giả với nhiều thể loại: thơ (Tướng quân lệnh, Sơn hà lục, Sở Hán…), tản văn (Cuồng kỳ, Long khốc thiên lý, Thiên hạ nhân, Thần châu nhân, Trung Quốc nhân, Bất nhượng thiên vô kinh hỉ, Thủy tính dương hoa, Phong hoa…), tiểu thuyết không thuộc loại võ hiệp (Tạc ngấn, Kim chi hiệp giả, Tuyết tại thiêu, Thôn hỏa tình hoài, Tha nam hữu đích nữ hữu…), phê bình tiểu luận (Hồi thủ mộ vân viễn, Đàm Tiếu ngạo giang hồ, Phân tích Tuyết sơn phi hồ, Uyên ương đao…). Bên cạnh các tiểu thuyết võ hiệp, dòng tiểu thuyết tình yêu của Ôn Thụy An cũng được độc giả rất yêu thích do miêu tả cực kỳ tinh tế thế giới tình cảm và những rung động sâu sắc của con người.
Ôn Thụy An trong đời sống còn là một người rất đam mê võ thuật và không ngừng luyện tập. Đây cũng là một ưu điểm lớn giúp ông miêu tả thế giới võ hiệp thực sự sinh động và đầy hấp dẫn. Bên cạnh các Hiệp hội Văn học, xã đàn, Ôn Thụy An còn tích cực tham gia sáng lập các hội võ như Thí kiếm sơn trang, Cương kích đạo võ thuật huấn luyện bang…Ôn Thụy An được coi là một đại hiệp “nhiệt tình như lửa, hào khí ngất trời”.
Nhân cách hiệp nghĩa, thẳng thắn, bộc trực, hành hiệp trượng nghĩa của ông khiến nhiều người yêu quý và đi theo. Không ít người còn cho rằng ông có tài năng lãnh tụ bẩm sinh.
Ôn Thụy An chủ trương sáng tác dòng tiểu thuyết võ hiệp siêu tân phái, quyết tâm đổi mới văn học kiếm hiệp với đặc điểm sáng tạo nên hình tượng hiệp sĩ bình dân. Đây cũng chính là một thành tựu của tiểu thuyết võ hiệp siêu tân phái.
Tuy nhiên chủ trương siêu tân phái của ông không hoàn toàn thoát ly khỏi truyền thống tiểu thuyết võ hiệp và bối cảnh, cơ sở của văn hóa truyền thống.
Mặc dù được công chúng ca tụng hết lời, Ôn Thụy An chỉ khiêm tốn thừa nhận ưu thế lớn nhất của ông là tuổi trẻ. Ông kém Kim Dung những 30 tuổi. Do trẻ tuổi, ông có thể dễ dàng hiểu được tâm tư tình cảm và khát khao của giới trẻ, càng thấu đáo hơn về thời đại sống gấp gáp và nắm được sở thích cùng nhu cầu của độc giả thời hiện đại.
Nếu chia các tiểu thuyết gia võ hiệp tân phái ra thành 3 thế hệ: thế hệ 1 như Kim Dung, Lương Vũ Sinh, thế hệ 2 như Cổ Long, thì Ôn Thụy An được xếp vào thế hệ thứ 3.
Ôn Thụy An
Ôn Thụy An (ý nghĩa: tốt lành bình an): Tên thật: Ôn Lương Ngọc (ý nghĩa: dịu mát như ngọc) Sinh năm 1954 tại Malaysia. Quê quán: huyện Mai, tỉnh Quảng Đông. Quốc tịch: Malaysia Năm 1973: sang Đài Loan lập nghiệp, từng bị bắt giam với tội danh nghi ngờ... làm loạn. Hiện cư trú tại Hồng Kông. Tính đến năm 40 tuổi, đã sáng tác tới 400 tác phẩm. Tác phẩm võ hiệp tiêu biểu: Tứ đại danh bổ, Thần châu kỳ hiệp, Bạch Y Phương Chấn My, Thần tướng Lý Bố Y, Sát Sở, Thất đại khấu, Thuyết anh hùng-thùy thị anh hùng, Du hiệp Nạp lan, Võ hiệp văn học, Hiện đại võ hiệp… Các câu nói của Ôn Thụy An: - “Tôi kiên trì chủ trương: thà viết không thông, chứ không viết một cách tầm thường. Thà thử lưỡi đao chứ không mong muốn hùa theo người khác, thà điên chứ không chịu bất công” - “Tôi chỉ là người đứng bên vai người anh hùng Kim Dung” - “Tôi hy vọng mình có thể bốc cháy, oanh liệt, sống hiên ngang. Quan trọng nhất là sống vui vẻ. Gắng hết sức để mình và những người xung quanh đều vui vẻ.”
Lệ Chi

Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2009

Dịch giả Nguyễn Lệ Chi: đa tài, đa nghệ

Dịch giả Nguyễn Lệ Chi không chỉ được biết đến với vai trò dịch thuật, hiện nay, chị còn là giám đốc của công ty Chibooks, một công ty in ấn và phát hành sách, là biên tập của báo Thanh niên, tham gia lĩnh vực phim ảnh, đang viết một cuốn tiểu thuyết. Như rất nhiều công dân đặc biệt của thế kỷ 21, Lệ Chi ham việc và làm việc gì cũng thành công. Chị có khuôn mặt cá tính và phong cách làm việc nhanh gọn, hiện đại. Trong một lần gặp tình cờ, người thực hiện bài này chứng kiến đạo diễn Đỗ Minh Tuấn nói với Lệ Chi rằng nếu chọn vai diễn, Lệ Chi chắc chắn được ông giao cho vai… bà chủ. Cho đến nay, chị đã dịch được 30 đầu sách tiếng Trung, một con số đáng nể đối với bất kỳ dịch giả nào.
Bắc nhịp cầu văn hóa
Chị đang làm việc trong ngành xuất bản, liệu có thể so sánh sức tiêu thụ của sách ngoại và sách Việt?
Tôi cũng có cái may mắn được làm việc trong ngành xuất bản một thời gian, tuy nhiên những nhận xét của tôi chỉ mang tính chủ quan và cảm tính. Nếu nói tới sức tiêu thụ của sách nước ngoài đã được mua bản quyền và dịch ra tiếng Việt so với mức tiêu thụ của sách do tác giả Việt Nam viết cũng rất khó so sánh vì mỗi ngành, mỗi thể loại sách có những đặc trưng riêng. Tuy nhiên về cảm quan bên ngoài nhìn vào thì có lẽ sách nước ngoài vẫn nhiều hơn, đa dạng về đề tài, bao quát ở tất cả các lĩnh vực văn học, đời sống, kinh tế, ngoại ngữ, nấu ăn, thiếu nhi, địa lý, chính trị… Với nhu cầu mở rộng kiến thức ngày càng nhiều như hiện nay, sức tiêu thụ của sách ngoại rất lớn, và đánh bạt cả sách nội. Đó là điều không thể phủ nhận trong tình hình tiêu thụ sách ở nước ta trong thời gian vài năm trở lại đây.
Dịch thuật là một công việc thầm lặng, ý nghĩa nào mà chị tìm thấy khi thực hiện công việc này?
Tôi quan niệm dịch thuật cũng chỉ là một nghề, như bao nghề khác. Do đặc thù của nghề này là làm việc trong một môi trường kín, ít giao tiếp và khá độc lập nên người theo đuổi nghề dịch thuật đòi hỏi sự kiên nhẫn và thời gian tự mày mò với các câu chữ. Bản thân tôi thấy yêu thích công việc này vì cảm nhận được những nét đẹp văn hóa trong đời sống, sinh hoạt, câu chuyện… của những nước khác qua các bản dịch và chuyển tải lại chúng cho độc giả Việt Nam như một sự thưởng thức, cùng chia sẻ. Dịch thuật cũng là một ngành nghề góp phần bắc nhịp cầu văn hóa giữa các nước, các quốc gia, các dân tộc, giúp mọi người xích lại gần với nhau, hiểu nhau hơn.
“Tai nạn” của nghề dịch
Nhiều độc giả thông thạo tiếng nước ngoài đôi khi so sánh bản gốc và bản dịch của các tác phẩm đã phát hành, trên thực tế đã phát hiện ra nhiều lỗi truyền tải sai ý nghĩa. Công tác biên tập phần lớn không khắc phục được điều này. Chị nói gì về điều đó? Có bao giờ chị cảm thấy bất lực vì một ý nghĩa không thể truyền tải được sang tiếng Việt hoặc vì dịch sách số lượng lớn, thời gian quá gấp gáp mà “nhắm mắt cho xong” một vài chi tiết hay từ “khó nhằn”.
Đây được coi là những tai nạn nghề nghiệp trong nghề dịch thuật. Mà đã là tai nạn thì thường để lại hậu quả có thể lâu dài và đau đớn, tuy nhiên không ai muốn như vậy cả. Không có một dịch giả nào đúng trăm phần trăm khi mới bắt tay vào dịch sách, cũng không có dịch giả nào chuyển tải hoàn toàn nhuần nhuyễn tới mức hoàn hảo, không thể nào chê nổi dù đã dịch khá nhiều sách. Tất cả chỉ có thể ở một mức độ tối đa cho phép tùy theo khả năng ngoại ngữ, sự kiên nhẫn và tấm lòng của người dịch, người biên tập đối với tác phẩm đó. Chuyện bất lực trước một câu chữ, hoặc một đoạn văn mà mình hoàn toàn hiểu ở tiếng nước ngoài nhưng rất loay hoay không tìm ra được cách diễn đạt bằng tiếng mẹ đẻ thì tôi nghĩ, đối với dịch giả nào cũng từng vấp phải. Tuy nhiên để tránh những trường hợp này, chỉ có cách lại kiên nhẫn mày mò, cứ dịch nhiều, chăm chỉ đọc nhiều sách vở báo chí, với nhiều ngành nghề khác để tự trang bị thêm vốn kiến thức xã hội và vốn từ vựng tiếng Việt, người dịch mới có thể tự tin hơn và tự chiến thắng được những tình huống đó. Có vậy, số lượng tai nạn nghề nghiệp mới dần giảm bớt và mất hẳn.
Chị sẽ phản ứng thế nào nếu vào một ngày đẹp trời, có một độc giả chỉ ra một vài “lỗi kỹ thuật” trong cuốn sách mà chị đã dịch?
Tôi không biết các dịch giả khác sẽ phản ứng ra sao, nhưng đối với tôi, nếu những góp ‎ý đó là đúng đắn, tôi sẽ rất cám ơn độc giả nhiệt thành đó và ghi chú lại ngay nếu sách được tái bản để kịp thời bổ sung sửa chữa. Đồng thời sẽ xem kĩ lại lỗi sai để sau này rút kinh nghiệm. Nếu lời góp ý đó chưa chính xác, tôi cũng vẫn cám ơn họ vì họ có thực sự quan tâm tới tôi và có yêu thích bản dịch đó, họ mới chăm sóc và chú tâm đến tác phẩm kĩ đến vậy.
Trong công tác dịch thuật, điều gì là khó khăn nhất? Chị đã gặp “tai nạn nghề nghiệp” bao giờ chưa?
Trong quá trình dịch sách, tôi thấy khó khăn nhất là chiến thắng chính bản thân mình. Một cuốn sách nguyên tác dày ít nhất 300 trang, phải mất ít nhất 3 tháng mới dịch xong. Vì vậy nó đòi hỏi người dịch một sự kiên nhẫn kinh khủng. Làm sao để luôn giữ được nhiệt huyết với bản dịch, để các câu chữ dịch mỗi ngày phải liền mạch và sinh động. Chỉ cần lười bỏ dịch một vài hôm, mạch cảm xúc của bạn rất dễ bị ngắt đoạn. Tai nạn nghề nghiệp dễ gặp nhất trong khi dịch sách tiếng Hoa là các từ tiếng Anh luôn được dịch giả Trung Quốc phiên âm ra tiếng Hoa không theo một quy tắc gì, khiến khi chuyển ngữ lại sang tiếng Việt rất khó khăn và dễ nhầm.
Chưa bao giờ nghĩ dịch sách để “rinh” giải
Chị có mơ ước nhận được giải thưởng dịch thuật của Hội Nhà văn VN cho những cuốn sách dịch của mình?
Thú thật là từ trước tới giờ tôi chưa nghĩ đến chuyện dịch sách vì mong muốn có giải thưởng dịch thuật của Hội nhà văn VN. Với tôi, dịch sách đơn thuần chỉ là một niềm đam mê, không nghĩ ngợi nhiều.
Tiếp xúc nhiều với các bản dịch cũng như nhiều đầu sách trong nước, chị thấy điều gì mà các tác giả Việt Nam còn thiếu để sách nội có thể xâm nhập thị trường hải ngoại?
Qua nhiều bản dịch nước ngoài, tôi nhận thấy các đề tài của họ khá hiện đại, gần gũi với đời sống đương đại, các nhân vật rất bình dị, như thấp thoáng đâu đó xung quanh chúng ta, nhưng ý nghĩa chuyển tải của cuốn sách lại vô cùng sâu sắc, khiến người đọc phải rung động. Trong khi đó sách nội lại khá khan hiếm những cuốn sách thực sự có vấn đề, văn phong lạ và mang tầm thời đại, làm sống động cả tâm hồn, tâm linh của một thế hệ trong một khoảng thời gian nào đó. Giờ đây khi đọc một cuốn sách trong nước, thật hiếm có cuốn nào lại phơi bày được hết một quãng lịch sử, xã hội, bối cảnh sống, nền văn hóa… một cách tinh tế làm phông, làm nền cho câu chuyện được kể. Có lẽ chính vì điều đó mà sách nội chúng ta còn chưa thuyết phục được nhiều dịch giả nước ngoài khó tính chăng?

Di Li (Thực hiện)
Nguồn: báo Khoa học & Đời sống, số 84, ra ngày 14/7/2009

Chủ Nhật, 12 tháng 7, 2009

Triệu Vy chán đóng phim cổ trang

(TNTT&GT) Đã mất hẳn những nét ngây thơ đáng yêu, nhí nhảnh của “Tiểu Yến Tử” ngày nào, Triệu Vy bước qua tuổi “băm” càng thêm chín chắn và quyến rũ. Cô hiện giờ đã quá bình thản đương đầu với mọi sóng gió. Cô vẫn là một diễn viên được đạo diễn các phim cổ trang “đo ni đóng giày”. Mới đây khi sánh vai bên Trần Khôn trong Hoa Mộc Lan, Triệu Vy dường như rất quyến luyến nam tài tử này.

Trung thành với dòng phim cổ trang
Từ sau thành công bất ngờ trong phim TH dài tập quá ăn khách Hoàn Châu cách cách, Triệu Vy vụt nổi tiếng chỉ sau một đêm và liên tục được mời đóng phim mệt nghỉ. Hai bộ phim gần đây nhất trong năm nay của cô đã đóng là Xích Bích và Hoa Mộc Lan. Cô đặc biệt ưng ý với vai diễn mới trong phim nhựa Hoa Mộc Lan và không ngại bất kỳ lời đàm tiếu nào. Triệu Vy cho biết cô muốn nhân cơ hội này để truyền bá văn hóa nước mình. Cô bật mí vai diễn Hoa Mộc Lan mà cô đảm nhiệm rất khác với vai Tôn Thượng Hương trong phim Xích Bích. Hoa Mộc Lan là vai nữ giả nam, cũng ra trận với rất nhiều trận chiến quyết liệt trên lưng ngựa. Nếu so về kịch tính thì căng thẳng và hấp dẫn hơn các cảnh đóng Tôn Thượng Hương rất nhiều. Rất may trong quá trình đóng bộ phim này với nhiều cảnh hành động gay cấn, Triệu Vy không hề bị thương. Được biết cô đã bị thương ba lần khi đóng phim Miên Y Vệ.
Tuy không hề cố tình chỉ phát triển trong mảng phim cổ trang, song phải thừa nhận rằng từ khi nổi danh tới nay, Triệu Vy lại tung hoành khá rộng rãi với dòng phim này, được hầu hết đạo diễn làm phim cổ trang (cả điện ảnh và truyền hình) cùng mê thích, mời đóng. Triệu Vy cho biết cô thực sự rất muốn đóng phim về đề tài thành phố, thời thượng và nhiều năm qua, cô không được đóng phim ở các thành phố lớn như Thượng Hải, Bắc Kinh, cũng không được mặc váy đẹp đóng phim. “Đóng phim cổ trang quá mệt, trang phục nhân vật lại xấu, mất thời gian nhiều để trang điểm. Trong khi đóng phim hiện đại nhàn hạ và rực rỡ hơn rất nhiều”, nàng “én nhỏ” bì tị.
"Trần khôn rất quyến rũ"
đã bước qua tuổi 30, song người đẹp họ Triệu hiện vẫn lẻ bóng. Tuy xung quanh cô không ngớt các lời đồn đại và scandal tình ái, song Triệu Vy thừa nhận cô ngày càng thờ ơ với tình yêu, như thể đã đánh rơi rớt cảm xúc. Cô cũng luôn tuyên bố có thể qua phim ảnh để cảm nhận cuộc đời và chuyện tình cảm mặc theo tự nhiên. Từ sau khi đóng phim Họa bì, Triệu Vy tiếp tục đóng cặp đôi với Trần Khôn trong phim Hoa Mộc Lan với không ngớt lời đồn thổi tình ái. Do từng là bạn học của Trần Khôn thuở đại học, Triệu Vy thừa nhận tình cảm của cô với anh giờ đây càng quyến luyến hơn trước. Và gần đây, cả hai người đều ngưỡng mộ, yêu thương nhau. Tuy nhiên, cô cũng cho biết phần lớn do xuất phát từ yêu cầu trong phim. Triệu Vy cũng thừa nhận Trần Khôn là một người đàn ông rất quyến rũ.
Vừa qua, các paparazzi Trung Quốc đã chộp được một số hình khá thân mật giữa Triệu Vy và Phùng Tổ Minh (con trai của Thành Long) khi đi dùng cơm tại một nhà hàng ở Thượng Hải. Cả hai đã gần gụi quá mức, thường xuyên rỉ tai tâm sự trong khi ăn. Cô cũng thừa nhận khác hẳn với vẻ bề ngoài hoạt bát, sôi nổi trên phim, tính cách Triệu Vy trong đời sống lại khá trầm tĩnh, thích êm đềm và cũng khá lạc quan.
Sống Giản dị
Cũng do lối sống giản dị, nhẹ nhàng, Triệu Vy ở ngoài đời không hề thích trang điểm, thậm chí khi xuất hiện trong các LHP hoặc các hoạt động xã hội, cô cũng chỉ trang điểm phớt rất nhẹ nhàng. Triệu Vy bật mí mỗi khi xuất hiện trước công chúng, cô lại lo lắng trước mấy hôm về việc nên ăn mặc, trang điểm ra sao vì không rành. “Thường ngày, tôi không hề thích trang điểm và bới tóc theo các kiểu dáng. Phương châm của tôi là càng đơn giản càng tốt”, Triệu Vy thổ lộ. Đam mê lớn nhất của Triệu Vy hiện nay là trở thành đạo diễn. Tuy nhiên từ sau khi tham gia khóa thạc sĩ đạo diễn Học viện điện ảnh Bắc Kinh, Triệu Vy vẫn chưa nộp luận văn tốt nghiệp do mải chạy sô đóng phim. Các giáo viên ở trường này cho biết Triệu Vy chỉ có thể kéo dài thêm nhiều nhất 1 năm là phải tốt nghiệp vì thời hạn học thạc sĩ được quy định không quá 4 năm.
Hiện tại, Triệu Vy đã chính thức nộp đơn xin kéo dài thời gian tốt nghiệp thêm một năm nữa do từ tháng 5 vừa rồi, cô đã tham gia đóng phim nhựa Miên Y Vệ, để kịp thời công chiếu tại LHP quốc tế Cannes sắp tới. Các thầy cô trong Học viện điện ảnh Bắc Kinh đều tỏ ra rất thông cảm với tình cảnh đặc biệt của Triệu Vy. Ai nấy đều thừa nhận cô không đi học nổi do bận đóng một loạt phim lớn trong năm qua.
Triệu Vy vẫn cho rằng mình không thích hợp là người thể hiện trước ống kính, chỉ thích nghiền ngẫm các vai diễn sau ống kính, dù mất rất nhiều sức lực và hao tổn tinh thần. Hiện tại cô vẫn chưa tìm được kịch bản ưng ý.
Triệu Vy
Sinh ngày: 12-3-1976 tại thành phố Vu Hồ, tỉnh An Huy, TQ Cao: 1,66m, nặng: 48 kg, nhóm máu: O Các thành viên trong gia đình: cha mẹ, anh trai, chị dâu Học vấn: cử nhân diễn xuất Học viện điện ảnh Bắc Kinh Các phim đã đóng: Hoàn Châu cách cách, Thiên địa anh hùng, Thiếu niên đá cầu, Thiên hạ vô tặc, Từng được yêu thích ở Trung Quốc và Việt Nam trong vai Tiểu Yến Tử (phim Hoàn Châu cách cách), tạo nên một cơn sốt về phim này. Các album ca nhạc đã phát hành: Vali du lịch, Lời nguyền tình yêu, Phiêu, Song sinh…
Lệ Chi

Thứ Bảy, 11 tháng 7, 2009

Trương Nghệ Mưu làm Cục trưởng danh dự

Để kỷ niệm 60 năm ngày quốc khánh nước Công hòa nhân dân Trung Hoa, Cục bưu chính viễn thông nước này đang tích cực chuẩn bị chủ đề Thiên An Môn và thành lập Phân cục bưu chính Thiên An Môn.
Phân cục này được đặt ở mé đông quảng trường Thiên An Môn. Tuy còn hơn 2 tháng mới đến lễ quốc khánh nước này, song ở đây đã nồng đượm không khí lễ hội. Trên bức tường phía nam của phân cục còn treo cả bức tranh sơn dầu lớn Khai quốc đại điện. Phân cục này đã mời cả đạo diễn danh tiếng Trương Nghệ Mưu làm Cục trưởng danh dự.
Sau ba bộ phim cổ trang hoành tráng là Anh hùng, Thập diện mai phục, Hoàng kim giáp, đạo diễn Trương đã thay đổi chiến thuật: không sử dụng đội ngũ sao lớn, cũng không dùng chiến thuật biển người. Hiện ông đang tích cực chuẩn bị cho bộ phim mới tạm dịch Vụ án ba phát súng. Ông Trương Vỹ Bình – nhà sản xuất phim này – cho biết bộ phim được đầu tư tới 80 triệu tệ nhưng ước tính doanh thu sẽ lên tới 400 triệu tệ. Bộ phim hứa hẹn nhiều tình tiết ly kỳ với sự tham gia của các diễn viên chính Tiểu Thẩm Dương, Tôn Hồng Lôi. Đây cũng là bộ phim đầu tiên của Trương Nghệ Mưu sau hai năm tập trung đạo diễn cho lễ khai mạc và bế mạc Thế vận hội 2008.
N.L.C (Theo sina.com)

Nghệ sĩ múa Hàn Quốc Kook Soo-ho: Ấn tượng làn điệu múa Việt Nam

Với hoài bão quảng bá nét đẹp của nghệ thuật vũ đạo Hàn Quốc ra thế giới, đoàn múa Didim nổi tiếng của Hàn Quốc đã rong ruổi công diễn ở hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nghệ sĩ múa Kook Soo-ho - người sáng lập đoàn múa, đã có dịp chia sẻ với Thanh Niên.

* Ý tưởng nào khiến ông thành lập đoàn múa Didim? Ông muốn gửi gắm điều gì qua những show biểu diễn múa quốc tế trong 22 năm qua?
- Tôi đã tham gia nghệ thuật múa suốt 45 năm qua. Tính tới khi Hàn Quốc tổ chức Thế vận hội năm 1988, tôi đã đến 100 quốc gia để giới thiệu về nghệ thuật múa Hàn Quốc. Tôi cũng giảng dạy được 20 năm. Nhưng đối với tôi, múa là một môn học mà nếu chỉ học ở trường thôi thì vẫn chưa đủ. Vì vậy, năm 1987, tôi thành lập đoàn múa Didim. Đoàn múa đầu tư rất nhiều công sức trong việc kết hợp giữa múa truyền thống với múa hiện đại.
* Việc biểu diễn múa tại Hàn Quốc và nước ngoài có gì khác biệt? Ông đã gặp những khó khăn gì khi tổ chức các show múa ở nước ngoài?
- Ăn, mặc, ở, đi lại của mỗi quốc gia đều có những khác biệt về mặt tư tưởng của con người và bối cảnh xã hội. Tuy có những biểu hiện không giống nhau nhưng đều có một điểm rung động chung. Tôi muốn giới thiệu với bạn bè thế giới về tính ưu việt của vũ đạo Hàn Quốc. Nhưng cái khó là vũ đạo Hàn Quốc rất độc đáo và không dễ lý giải, người nước ngoài sẽ rất khó hiểu. Vì vậy tôi phải mất nhiều công sức nghiên cứu và nỗ lực tìm ra điểm rung động chung như vậy.
* Khán giả Hàn Quốc có yêu thích loại hình vũ đạo truyền thống của nước mình không? Khán giả nước ngoài liệu có hiểu được loại hình múa này?
- Tuy mọi người đều nói rất cần vũ đạo truyền thống của Hàn Quốc nhưng những người thực sự yêu thích nó chỉ chiếm khoảng 2%. Tôi cho rằng khi nghệ sĩ múa biểu diễn với tất cả sự chân thành thì mới làm cho khán giả cảm thấy rung động.
* Phải chăng chỉ có lớp thanh niên trẻ mới thực sự yêu thích loại hình vũ đạo hiện đại của Hàn vốn đã trở nên thân thuộc trong vài năm trở lại đây?
- Có lẽ vậy. Vũ đạo hiện đại vừa có cảm giác tốc độ vừa có cảm giác gần gũi nên họ rất yêu thích.
* Việc tổ chức các show múa truyền thống và hiện đại, cái nào khó khăn hơn và có những đặc thù gì chuyên biệt?
- Vũ đạo truyền thống của Hàn Quốc rất khó lý giải nhưng vũ đạo hiện đại lại được lớp trẻ dễ dàng chấp nhận. Tư duy và hưởng thụ về múa rất khác nhau. Nếu muốn cảm giác vui vẻ nhất thời, ắt hẳn bạn sẽ thích vũ đạo hiện đại. Còn vũ đạo truyền thống để lại cho khán giả những suy ngẫm về nghệ thuật. Ở những nước như Pháp, Anh, Mỹ... vũ đạo mang tính nghệ thuật lại càng phát triển hơn nữa. Ở những nước đang phát triển, các nghệ sĩ múa chưa được đãi ngộ và tạo điều kiện tốt.
* Được biết múa trống đã từng được tổ chức biểu diễn tại hơn 70 thành phố của nhiều nước, phải chăng múa trống là một “đặc sản” của đoàn múa Didim?
- Sau khi tôi sáng tác điệu múa trống, từ năm 1983 tới nay, Hàn Quốc đã xuất hiện hơn 3.000 đoàn biểu diễn múa trống. Có thể coi múa trống là một “đặc sản” của đoàn múa Didim, độc đáo và hấp dẫn. Loại hình múa này luôn thu hút được khán giả và tìm được tiếng nói đồng cảm bởi đã thể hiện được tình cảm nội tâm và tư duy của con người.
* Tiết mục Chun Moo được biểu diễn tại Thế vận hội Olympic Bắc Kinh do ông tổ chức, xin ông cho biết quá trình chuẩn bị tiết mục này như thế nào?
- Từ năm 1986, tôi đã bắt đầu suy nghĩ về các làn điệu múa trống. Sau nhiều lần sửa chữa suốt 22 năm, tại Olympic 2008 Bắc Kinh, tiết mục mới được công diễn lần đầu và có thể coi là đỉnh cao của múa trống Hàn Quốc.
* Ông đã từng sang Việt Nam biểu diễn, vậy xin kể lại cảm nhận của ông khi biểu diễn tại Việt Nam.
- Năm 1992 khi Hàn Quốc và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao, để tưởng niệm các linh hồn đã hy sinh trong chiến tranh Việt Nam, tôi đã sáng tác và biểu diễn tiết mục mang tên Lễ tế xuân và công diễn tại Việt Nam vào các năm 1993 và 2002. Tôi cho rằng Việt Nam là một dân tộc vĩ đại. Tư tưởng Hồ Chí Minh có thể đánh bại những cường quốc mạnh về vật chất và văn minh, thật sự đáng khâm phục.
* Ông đã xem những show múa của Việt Nam chưa?
- Tôi đã từng được thưởng thức các làn điệu múa của Việt Nam và thực sự ấn tượng sâu sắc đối với các nghệ sĩ múa Việt Nam có thể lột tả được cả tâm hồn.
* Cám ơn ông và hy vọng sớm gặp lại đoàn múa Didim cùng vũ đạo Hàn Quốc tại Việt Nam.
Đoàn múa Kook Soo-ho Didim được thành lập năm 1987 bởi nghệ sĩ múa Kook Soo-ho, gặt hái được nhiều thành tích xuất sắc trong lĩnh vực múa ở Hàn Quốc, đã nhận được nhiều giải thưởng cấp quốc gia. Didim gồm 35 thành viên chính thức và 20 thành viên cộng tác, đã biểu diễn hơn 130 show múa ở nước ngoài và hơn 1.000 show múa tại Hàn Quốc với đặc trưng múa pha trộn hài hòa giữa truyền thống và hiện đại. Didim là đoàn múa tư nhân duy nhất ở Hàn Quốc sở hữu và biểu diễn loại hình múa có tính sáng tạo là múa trống và các vở vũ kịch. Đã lưu diễn trên 30 quốc gia và vùng lãnh thổ như: Lào, Việt Nam, Campuchia, Li-băng, Mông Cổ, Mỹ, Nhật Bản, Anh, Trung Quốc, Hà Lan, Bỉ, Thụy Sĩ... Riêng tiết mục múa trống đã lưu diễn trên 70 thành phố lớn của nhiều nước. Tại Hàn Quốc, Didim được mời đến biểu diễn tại lễ nhậm chức của tổng thống, Đại hội Thể thao sinh viên thế giới Mùa Đông, các lễ hội toàn quốc, Liên hoan Thể thao toàn quốc, và các buổi biểu diễn kỷ niệm của các tổ chức xã hội.
Nguyễn Lệ Chi (thực hiện)

Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2009

Chất đời của lãng tử Cổ Long

(TNTT&GT) Cổ Long được giới chuyên ngành và báo giới Trung Quốc đánh giá là nhà tiểu thuyết võ hiệp ưu tú, chỉ sau Kim Dung và Lương Vũ Sinh. Tuy nhiên bên cạnh thành tựu trong văn chương, cuộc đời ông còn rất nhiều điều ly kỳ
Rượu – từ đời tới văn
Nói tới Cổ Long, ắt phải nhắc đến rượu. Bởi với ông, rượu không chỉ là bạn tri kỷ, mà còn là nguồn cảm hứng sáng tác vô tận. Trừ những lúc viết lách, ông không thể rời khỏi chai rượu. Trong số các nhà văn Trung Quốc, thật hiếm ai có thể gắn bó tri kỷ với rượu như Cổ Long. Nhiều bạn bè ông phải lắc đầu lè lưỡi mỗi khi nói tới sức uống của Cổ Long. Ông từng nhập viện rất nhiều lần vì rượu, nhưng nhất quyết không chịu xa “người bạn hiền” này. Thậm chí trước khi chết có mấy ngày, ông vẫn uống thả cửa, say thì ngủ, tỉnh lại say, lại ngủ, rồi lại uống… cứ như vậy liên tiếp. Cũng chính vì quá mê “tửu” như vậy, khi chết Cổ Long cũng không thể rời rượu. Do hưởng dương 48 tuổi, tại đám tang của ông, mỗi người bạn đều mang tới 1 chai X.O, thứ rượu mà ông hằng ưa thích và đặt 48 chai rượu này cạnh quan tài khi hạ huyệt.
Đam mê rượu tới tột bậc, Cổ Long vẫn chưa thấy thỏa mãn và quyết lôi cả rượu vào văn chương. Hầu hết các nhân vật chính trong các tác phẩm của ông đều mang hơi hướng của nhà văn, họ là những tửu đồ đáng kính nể. Đó là Sở Lưu Hương với bình rượu không rời, là Lục Tiểu Phụng chỉ nằm nhà uống rượu, là Thẩm Lãng với kiến thức về rượu vô cùng phong phú… Nhiều độc giả cũng cho rằng các tác phẩm của Cổ Long luôn thấm đượm men rượu và đặc biệt là tinh thần hào sảng, ưa thích quảng giao kết bạn của chính nhà văn thông qua các nhân vật.
Đa tình kiếm khách
Do song thân ông bất hòa và ly hôn từ sớm nên Cổ Long phải trải qua một thời thơ ấu bất hạnh và cô độc. Ông bỏ nhà ra đi từ khi mới khoảng 13 - 14 tuổi, từng lăn lộn kiếm sống vất vả và không hề có chút liên lạc với gia đình suốt mấy chục năm, mãi tới khi ông ốm nặng nằm bệnh viện sắp chết. Đó cũng là nguyên nhân sâu xa khiến Cổ Long luôn mượn rượu giải sầu và hòng vơi bớt nỗi cô đơn. Bên cạnh rượu, ông còn có thêm một “vật bất ly thân” - các người đẹp. Trong số các nhà văn Trung Quốc thời đó, Cổ Long cũng nổi tiếng là người háo sắc. Tác phẩm nào của ông hầu như cũng gắn với một người đẹp danh tiếng.
Trong số các người đẹp từng có quan hệ với Cổ Long, nổi bật nhất có 4 người: Một là vũ nữ Trịnh Lợi Lợi, sống chung với Cổ Long tại Đài Bắc, sinh cho ông một cậu con trai là Trịnh Hiểu Long. Sau này Hiểu Long là cao thủ trong giới võ thuật Đài Loan. Hai là vũ nữ Diệp Tuyết, cũng có một con trai với ông. Ba là Mai Bảo Châu, vợ chính thức của ông, cũng có một con trai. Bốn là Vu Tú Linh, vợ thứ hai của ông.
Tuy chỉ cao 1m65, tướng mạo đầu to, mắt nhỏ, miệng rộng, thậm chí từng mất tự tin về chính ngoại hình của mình, song Cổ Long lại là người có duyên ngầm và rất thu hút phụ nữ. Họ cứ lao đến với ông đầy si mê, bất chấp tất cả. Thế nhưng quan niệm của Cổ Long là “Đặt bạn bè lên trên hết. Mất người đàn bà này có thể tìm người đàn bà khác, bạn tri kỷ khó tìm. Không thể bỏ bạn mà trọng đàn bà được”. Vì vậy, ông thường lơ là trong các mối tình, suốt ngày chỉ vui thú nhậu nhẹt với bạn bè tới mức những người phụ nữ từng yêu ông phải oán hận, không chịu nổi và chia tay. Chính vì vậy, khi ông bạo bệnh sắp qua đời, những người phụ nữ đã từng yêu ông mãnh liệt cũng không thèm đến thăm nom, tới mức Cổ Long phải đau khổ thốt lên: “Sao chẳng có bạn gái nào của tôi tới thăm tôi cả?”.
Bị ám sát hụt vì ma men
Tháng 10-1980, khi đi uống rượu cùng đạo diễn Lâm Ưng tại một khách sạn, vừa bước chân ra khỏi phòng, Cổ Long đột nhiên bị hai tên vác dao xông tới chém. Đạo diễn Lâm đã liều mình xông lên ôm chặt một tên. Tên còn lại chém vào tay phải của Cổ Long, làm đứt động mạch máu phun thành vòi khiến người ông đầm đìa máu. Đạo diễn Lâm vội vã buông tên sát thủ, chạy tới ôm Cổ Long, đưa ông đi viện nên hai tên sát thủ ung dung chạy thoát.
Sau khi được cứu sống, Cổ Long về dưỡng thương tại nhà, nhưng không chịu trình báo cảnh sát, tới khi cảnh sát Đài Loan chính thức được tin báo và tự động đi tìm ông để điều tra. Trong quá trình điều tra, cảnh sát Đài Bắc tìm được tung tích hai kẻ sát hại Cổ Long (là Trần Văn Hoa và Diệp Văn Long), và ra lệnh truy nã khẩn cấp. Cảnh sát phỏng đoán vụ án có liên quan tới diễn viên điện ảnh Kha Tuấn Hùng, người cũng uống rượu với hai thủ phạm trên tại khách sạn nơi Cổ Long bị sát hại đêm đó.
Tháng 11-1980, cảnh sát bắt được Trần Văn Hoa và Diệp Văn Long, lập tức mở phiên tòa xét xử. Diễn viên Kha Tuấn Hùng thừa nhận Trần Văn Hoa và Diệp Văn Long là bạn mình, cùng ngồi uống rượu gần kế phòng của Cổ Long ngồi. Nhưng anh cũng một mực kêu oan, cho rằng mình không hề xúi giục bạn bè sang “dạy bảo” Cổ Long, cũng không hề biết tới sự việc lại xảy ra tệ hại như vậy.
Còn hai tên Trần Văn Hoa và Diệp Văn Long đã cúi đầu nhận tội, thừa nhận động cơ sát hại Cổ Long là do “ma men” xui khiến. Số là hai tên này nghe nói có nhà văn Cổ Long nức tiếng đang uống rượu ở phòng bên, đã nhất mực nổi máu quảng giao bạn bè, cứ sang chèo kéo, mời bằng được ông sang phòng mình uống rượu. Do Cổ Long một mực từ chối, chúng bị mất mặt nên tức khí xử ông cho biết lễ độ. Cả hai đều bị xét xử đích đáng theo pháp luật.
Cổ Long
* Tên thật là Hùng Diệu Hoa. * Sinh năm 1937 tại Hồng Kông. * Mất ngày 21-9-1985 tại bệnh viện Trung Hoa Khai Phóng, Đài Bắc, hưởng dương 48 tuổi. Được vinh danh là nhà cách tân tiểu thuyết võ hiệp. 19 tuổi, sáng tác tác phẩm đầu tay. * Các nghề đã làm: Viết tiểu thuyết, tản văn, thơ ca, làm thương thủ (tức viết theo đề cương cho nhà văn khác). * 25 năm sáng tác, viết được 69 bộ tiểu thuyết kiếm hiệp. * Các tác phẩm của Cổ Long: Thương khung thần kiếm, Nguyệt dị tinh tà, Kiếm khí thư hương, Tương phi kiếm, Kiếm độc mai hương, Cô tinh truyện, Thất hồn dẫn, Du hiệp lục, Hộ họa linh, Thái hoàn khúc, Tàn kim khuyến ngọc, Phiêu hương kiếm vũ, Kiếm huyền lục, Hiệp khách hành, Cán hoa tẩy kiếm lục, Tình nhân tiễn, Đại kỳ anh hùng truyện, Võ lâm ngoại sử, Danh kiếm phong lưu, Tuyệt đại song kiêu, Huyết hải phiêu hương, Đại sa mạc, Họa mi điểu, Đa tình kiếm khách vô tình kiếm, Quỷ luyến hiệp tình, Biển bức truyền kỳ, Hoan lạc anh hùng, Đại nhân vật, Đào hoa truyền kỳ, Tiêu thập nhất lang, Lưu tinh-Hồ điệp-Kiếm, Cửu nguyệt ưng phi, Trường sinh kiếm, Bích ngọc đao, Khổng tước linh, Đa tình hoàn, Bá vương thương, Thiên nhai-minh nguyệt-đao, Thất sát thủ, Huyết anh vũ, Bạch ngọc lão hổ... Nhân vật chính trong các tác phẩm của ông thường có 4 đặc điểm chung: lãng tử phong lưu, say mê tửu sắc, tính cách phản nghịch, hoan lạc anh hùng.
Lệ Chi

Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2009

Jang Dong Gun: Thần tượng độc thân hấp dẫn nhất Hàn Quốc

(TNTT&GT) Đẹp trai, lạnh lùng, thành công với không ít vai diễn đầy cá tính, Jang Dong Gun đã chinh phục không ít trái tim khán giả hâm mộ Hàn Quốc và Việt Nam. Số lượng fan của anh tại các nước khá đồ sộ, thế nhưng anh vẫn… rất mực cô đơn.

Vì không có bạn gái
Tuy luôn được rất nhiều cô gái trẻ ái mộ cùng vô số scandal tình ái với các nữ nghệ sĩ Hàn Quốc Yum Jung-A (cựu hoa hậu Hàn Quốc năm 1991), Han Chae-Young…, Jang Dong Gun vẫn có vẻ “nhiều mối tối nằm không”. Khi ngắm nhìn không ít mỹ nhân từng đeo đuổi mình giờ đã lên xe hoa và ngắm nhìn con cái của bạn bè, chàng trai 37 tuổi này không khỏi chạnh lòng than vãn và thừa nhận rất thèm có con. Song lý do khiến anh mãi độc thân và cô đơn tới giờ là do “không tìm được người yêu”. Những lúc như vậy, anh lại dùng bia rượu để vơi đi nỗi buồn. Trong một chương trình truyền hình gần đây, Jang Dong Gun thừa nhận từng yêu hai lần, nhưng do không có nhiều thời gian cận kề bên bạn gái nên anh đã mất dần tự tin. Đồng thời do lo ngại làm lỡ làng tuổi xuân của người yêu khi mình chưa sẵn sàng, anh đành ngậm ngùi chia tay.
Hiện nay được bạn bè thúc giục, Jang Dong Gun ra sức tìm kiếm một nửa của mình. Anh bật mí rất thích típ con gái “mũi nhỏ, môi dày, có phong cách. Tuy nhiên quan trọng nhất là cá tính dịu dàng”.
Thần tượng độc thân
Vẻ đẹp trai của Jang Dong Gun từng làm quặn thắt trái tim của hàng triệu fan nữ khắp châu Á. Khán giả Việt Nam cũng từng có thời đổ xô đi mua hình lưu niệm về thần tượng của mình. Anh từng nhiều lần đứng ở vị trí số 1 trong các cuộc khảo sát hàng năm tại Hàn Quốc với chủ đề “Bạn mong muốn nam nghệ sĩ nào độc thân mãi mãi”. Ngay từ năm 2007, Jang Dong Gun đã được phong danh hiệu “Thần tượng độc thân hấp dẫn nhất” tại Hàn Quốc và từng được bình chọn là “Đối tượng được mong muốn hẹn hò nhất nhân dịp Valentine”. Anh từng được ái mộ tới mức được dựng hình nhân sô-cô-la tại Trung tâm thương mại Hyundai, Seoul nhân dịp Valentine. Tên tuổi của Jang Dong Gun cũng không hề vắng mặt khỏi bất kỳ cuộc bình chọn nào tổ chức tại Hàn Quốc.
Nhiều cô gái mê mẩn anh cho rằng sức quyến rũ nhất của Jang Dong Gun nằm ở vẻ đẹp rất đàn ông nhưng vẫn rất khiêm tốn và chân thành.
Bị fan trong nước ca thán
8 năm trước, Jang Dong Gun từng nổi tiếng sau khi đóng bộ phim truyền hình Yêu phải nữ MC nhưng sau một loạt phim truyền hình khá thành công như Công ty thời trang… anh cương quyết khước từ mọi lời mời đóng phim truyền hình để chuyển ngoặt sang điện ảnh. Sau giải thưởng Nam diễn viên chính xuất sắc nhất (năm 2000) cho vai diễn điện ảnh đầu tiên trong phim Không có nơi để trốn tránh, Jang Dong Gun càng tự tin hơn về sự lựa chọn của mình. Với gương mặt điển trai, ăn hình, thân hình cao ráo, xuất thân từ người mẫu và kinh nghiệm diễn xuất trên nhiều phim truyền hình, anh hoàn toàn tự tin với các vai diễn điện ảnh. Hơn 3 năm trước, anh đã chứng tỏ tài nghệ của mình trong hai phim truyện nhựa: Đài Phong và Vô Cực (đạo diễn Trần Khải Ca). Jang Dong Gun đã quyết định tạm xa quê hương, sang kinh đô điện ảnh Hollywood để thử sức. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến các fan Hàn Quốc phải ca thán và đều mong mỏi anh sớm trở lại.
Đầu quân sang Hollywood
Sau khi kết thúc hợp đồng với công ty quản lý cũ, Jang Dong Gun học tập kinh nghiệm của các đồng nghiệp Bae Yong Joon, Park Shin Yang, Rain… để tự lập một công ty riêng có tên JDG Company và tìm kiếm cơ hội phát triển ở Hollywood. Do có một số lượng fan đông đảo hỗ trợ cùng tên tuổi thần tượng nổi như cồn ở châu Á, Jang Dong Gun khá thuận lợi khi đóng phim ở Hollywood. Anh đã hoàn tất vai chính trong bộ phim nhựa đầu tay tại Mỹ là The Warrrior’s Way. Các thành viên trong đoàn phim thừa nhận Jang Dong Gun đã rất nỗ lực với bộ phim này. Bên cạnh việc học lời thoại tiếng Anh, anh còn phải luyện tập rất nhiều để thể hiện các cảnh hành động nguy hiểm. Trong phim, Jang Dong Gun đóng vai một sát thủ châu Á dừng chân tại miền Tây nước Mỹ với nhiều cuộc chạm trán gay cấn để đấu tranh tìm kiếm tình yêu và sự thanh bình. Báo chí xứ kim chi cũng từng đăng tải những xì xào về nghi vấn “phim giả tình thật” giữa anh với ngôi sao điện ảnh Hollywood Kate Bosworth sau khi đóng xong phim.
Bộ phim được đầu tư tới 40 triệu USD, hứa hẹn phong cách pha trộn giữa cao bồi Mỹ miền Tây với võ sĩ đạo Nhật Bản Samurai. Tuy chưa được công chiếu, song bộ phim đã bị lộ mất gần 4 phút trên mạng, đúng cảnh đầy hấp dẫn giữa anh với diễn viên nữ.
Jang Dong Gun
Ngày sinh: 7-3-1972 Cao: 1,80m, nặng: 68 kg Các phim đã đóng: Vô cực, Thiếu niên A Hổ, Bạn bè, Thiên kiều phong vân… Phim sắp đóng: Chào Tổng thống (vai tổng thống Hàn Quốc) Từng nỗ lực giảm 20 kg theo yêu cầu vai diễn khi đóng phim Đài Phong.
Lệ Chi

Thứ Năm, 2 tháng 7, 2009

Kim Dung tung hoành đại lục

TNTT&GT) Từng sáng tác 15 bộ tiểu thuyết võ hiệp kinh điển, từng xây dựng nên một thế giới võ lâm đầy kỳ bí và lôi cuốn, làm nức lòng bao độc giả yêu kiếm hiệp khắp thế giới, thế nhưng… vị "võ lâm minh chủ" này mới được chính thức kết nạp vào Hội nhà văn Trung Quốc vài ngày qua.

85 tuổi được... kết nạp vào hội nhà văn trung quốc
Suốt hơn 20 năm qua, Hội nhà văn Trung Quốc vẫn thường lơ là không mấy khi phát triển hội viên ở các khu vực Hồng Kông và Đài Loan. Tuy nhiên do không thể phủ nhận vai trò của các nhà văn ở các khu vực này trong việc đóng góp vào quá trình phát triển văn hóa Trung Hoa, từ cuối thập niên 70 tới giữa thập niên 80 của thế kỷ trước, hội này mới chính thức kết nạp 25 hội viên thuộc khu vực Hồng Kông và Đài Loan rồi ngưng hẳn suốt một thời gian dài. Trong danh sách 408 hội viên mới kết nạp năm 2009, báo giới và người hâm mộ Kim Dung ở đại lục xôn xao khi biết tin nhà văn lão thành Kim Dung giờ mới được chính thức kết nạp.
Nhà văn nổi tiếng Hải Nham cho rằng đây là một việc tốt. “Kim Dung là một thí dụ điển hình, có vị trí to lớn trong văn chương kiếm hiệp. Hội nhà văn Trung Quốc đã chịu thừa nhận hiện thực văn học như vậy là một việc đáng mừng”, ông nói. Nhà văn Đường Triết cũng thừa nhận: “Việc nhà văn nổi tiếng Kim Dung chịu vào Hội nhà văn Trung Quốc khiến tiểu thuyết võ hiệp càng tỏa sáng rực rỡ”. Nhà lý luận văn hóa nổi tiếng Hồng Kông Mã Gia Huy cũng cho rằng: “Việc Kim Dung gia nhập Hội nhà văn Trung Quốc là một bước quan trọng trong quá trình tiểu thuyết kiếm hiệp được nhà nước đại lục thừa nhận”. Tuy nhiên, đông đảo các fan Kim Dung đều tỏ ý bất bình và để lại nhiều lời nhắn trên các diễn đàn trên mạng. Họ cho rằng tên tuổi của Kim Dung không có Hội Nhà văn nào so sánh nổi và việc ông tham gia vào Hội Nhà văn là hoàn toàn không cần thiết, thậm chí có thể làm giảm giá trị của ông. Nhiều người cũng cho rằng với tài hoa của Kim Dung, nếu vị “võ lâm minh chủ” này chịu quá bộ vào Hội nhà văn thì ít nhất cũng phải là Hội trưởng hoặc Hội phó mới tương xứng. Tuy nhiên, theo một nguồn tin cho biết, chính nhà văn Kim Dung đã tự nộp đơn xin vào hội, không màng chức vụ lẫn danh tiếng. Có lẽ với vị đại hiệp suốt đời rong ruổi chốn giang hồ này thì tìm kiếm một nơi vui thú mới là điều ông mong đợi hơn cả. Nhiều chuyên gia nghiên cứu tác phẩm của Kim Dung cũng cho rằng ông rất giống với nhân vật “Lão ngoan đồng” trong tác phẩm Anh hùng xạ điêu, chỉ thích phiêu bạt cho vui. Mặt khác Kim Dung cũng là một người ham thích hoạt động, ông thay đổi công việc liên tục, thậm chí từng làm nhiều việc một lúc trong cùng một thời điểm nên rất khó có thể ngồi im. Việc gia nhập Hội Nhà văn Trung Quốc được đánh giá là một cách thức tích cực của Kim Dung trong các hoạt động cuối đời với mục đích vừa tìm kiếm niềm vui, vừa tìm thấy nguồn sinh lực mới, lại như ngầm nhắc nhở các độc giả và công chúng rằng ông vẫn đang tồn tại.
Biểu tượng văn hóa “N” trong 1
Kim Dung là một người đa tài. Ngoài sáng tác văn học, ông còn là nhà doanh nghiệp, bình luận chính trị gia, nhà hoạt động xã hội, nhà báo, biên tập, chủ bút chuyên mục, phiên dịch, đạo diễn phim, nhà chính luận, học giả… với thành tích các mặt đều rất xuất chúng. Bên cạnh những tác phẩm kiếm hiệp cuồn cuộn hào khí, từng làm nức lòng độc giả khắp nơi với sức tiêu thụ hàng triệu bản, Kim Dung đã nhanh chóng trở thành nhà văn tiêu biểu kiệt xuất nhất của dòng tiểu thuyết võ hiệp tân phái. Ông thường được vinh danh là “Tuyệt đại tông sư” và “Thái sơn Bắc Đẩu” trong lịch sử văn học kiếm hiệp mà không ai có thể so sánh nổi. Trong khi đó các fan thường âu yếm gọi ông là “Kim đại hiệp” hoặc “Tra đại hiệp”. Tất cả các tác phẩm của ông đều được chuyển thể thành phim truyện và truyền hình, được nhiều nước mua bản quyền và dịch ra bản ngữ, trong đó có Việt Nam. Từng được ví là “kỳ nhân”, là nhân vật điểm nóng văn hóa giữa thập niên 90 của thế kỷ XX, là niềm tự hào, là viên ngọc sáng của văn hóa Hồng Kông, những thành tựu mà Kim Dung đã đạt được khiến mọi người phải kính phục.
Ông cũng chính là người sáng lập và kinh doanh thành công tờ Minh báo tại Hồng Kông (20-5-1959), đẩy số lượng phát hành tờ báo này đứng số 1 tại đây. 98% bài xã luận của Minh báo đều do ông viết với lối kiến giải sâu sắc, độc đáo và linh hoạt, được độc giả kính trọng. Ông cũng từng được giới chính trị Trung Quốc và nước ngoài nể phục bởi cương vị cây bút xã luận hàng đầu Hồng Kông. Các bài xã luận của ông trở thành tài liệu tham khảo cho chính quyền đại lục, Đài Loan và Hồng Kông, đồng thời cũng trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nước phương Tây. Do chí hướng của Kim Dung thời trẻ là trở thành quan chức ngoại giao, tham gia hoạt động chính trị nên từ thập niên 80, ông rất tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Tháng 4-1986, ông phụ trách tổ chức soạn thảo thể chế chính trị Hồng Kông, nhiều lần tiếp kiến các vị lãnh đạo cao nhất của Đảng cộng sản Trung Quốc như Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân… Kim Dung từng được Đại học Văn khoa Hồng Kông phong học vị tiến sĩ danh dự (1986), được Đại học Bắc Kinh – trường đại học lớn nhất Trung Quốc – phong học hàm giáo sư danh dự (25-10-1994), được mời vào Hội đồng khoa học của Đại học Newton (Anh)… Ngoài ra, Kim Dung còn rất mê thích điện ảnh, từng viết nhiều bài phê bình điện ảnh, kịch bản điện ảnh như Tuyệt đại giai nhân, Lan Hoa, Đừng xa em, Ba mối tình, Cô gái bồ câu, Hữu nữ hoài xuân, Tiếng đàn lúc nửa đêm… Ông từng có thời kỳ đến làm việc tại công ty điện ảnh Trường Thành để viết kịch bản và làm đạo diễn. Cũng chính nhờ trình độ năng lực uyên bác và trải rộng trong nhiều lĩnh vực đến vậy, Kim Dung đã gửi gắm hết tinh hoa và vốn kiến thức của mình vào các tác phẩm võ hiệp, đẩy chúng lên một đỉnh thăng hoa mới.
Nét độc đáo của Kim Dung là ở chỗ ông đã tạo dựng nên một loại khung tự sự mới. Tức là ở khoảng giữa câu chuyện truyền kỳ giang hồ và bối cảnh lịch sử, ông đã thêm vào một tuyến thứ ba là câu chuyện cuộc đời của nhân vật chính. Hay nói một cách khác, ông đã tạo dựng được một không gian ba chiều của thế giới nghệ thuật tự sự, có sức lôi cuốn các độc giả.
Sơ lược về Kim Dung
Tên thật: Tra Lương Dung Năm sinh: 1924 tại tỉnh Triết Giang · 15 tuổi: sáng tác cuốn sách đầu tiên có tên “Dành cho người thi vào sơ trung” · Năm 1944: thi đỗ khoa ngoại giao Đại học chính trị T.Ư tại Trùng Khánh · Năm 1946: học luật quốc tế tại Đại học Đông Ngô, Thượng Hải · Năm 1949: đăng luận văn về luật quốc tế, được giới luật rất khen ngợi Viết bài cho các báo: Đông Nam nhật báo, Đại công báo, Tân vãn báo, Minh báo… Các bút danh: Diêu Phức Lan, Lâm Hoan… Ông hiện sống tại Hồng Kông Các tác phẩm kiếm hiệp của Kim Dung: Tuyết sơn phi hồ, Phi hồ ngoại truyện, Việt nữ kiếm, Liên thành quyết, Thiên long bát bộ, Anh hùng xạ điêu, Bạch mã khiếu Tây phong, Lộc đỉnh ký, Tiếu ngạo giang hồ, Thư kiếm ân cừu lục, Thần điêu hiệp lữ, Hiệp khách hành, Ỷ thiên đồ long kí, Bích huyết kiếm, Uyên ương đao.
Lệ Chi

Thứ Tư, 1 tháng 7, 2009

Vợ chồng quốc tế

Giận dỗi, bực tức, thậm chí cãi cọ, rạn nứt do không hòa hợp nổi về văn hóa là nguy cơ đối với những người lấy vợ hoặc chồng là người nước ngoài.

Vừa tới cơ quan đã thấy Mai Hương nước mắt đầm đìa, tuyên bố vừa đưa đơn ly dị với anh chồng người Đức hơn cô 5 tuổi. Lý do của cô là anh ta quá ích kỷ, không tôn trọng cha mẹ cô, đặc biệt không thích cho mẹ cô ngủ lại qua đêm, tâm sự với con gái mỗi khi bà đến chơi. Chạnh lòng nhìn lại tấm hình cưới của hai vợ chồng tay trong tay hạnh phúc chưa đầy một năm trước còn đặt trên bàn làm việc của Mai Hương, mọi người gạn hỏi nguồn cơn.
Xung đột văn hóa
Có hàng ngàn kiểu xung đột dẫn đến mâu thuẫn khó giải quyết của các cặp vợ chồng khác văn hóa, đặc biệt khi kết hợp hôn nhân giữa một người chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Đông và một người đến từ văn hóa phương Tây. Peter James (người Anh) buồn bã cho biết hình ảnh một phụ nữ Việt Nam duyên dáng, ý tứ mà anh từng thấy ở vợ mình trước khi cưới đã biến mất. Chỉ sau vài tháng sống chung, Peter chỉ thấy được hình ảnh một cô vợ ưa soi mói, thích lục lọi những đồ dùng cá nhân của anh như bóp tiền, cặp đi làm, túi quần, túi áo... Thoạt đầu anh khó chịu nhắc nhở nhưng cô lại cho rằng mình có quyền làm vậy và việc anh giấu diếm hẳn có nguyên nhân. Những cãi cọ liên tiếp giữa hai người càng đẩy lên đỉnh cao mâu thuẫn khi Peter phát hiện thấy Lan - vợ anh bí mật kiểm tra các tin nhắn và cuộc gọi trong máy điện thoại di động của anh. “Đó là một sự xâm phạm cá nhân khủng khiếp. Tôi hiểu cô ấy ghen và luôn phòng bị, che chắn tôi trước các cô gái khác nhưng tại sao cô ấy không tin tôi?”, Peter bức xúc nói, “Tôi thấy mình bị tổn thương nghiêm trọng và không thể nào tiếp tục chung sống với người không tin tưởng mình”.
Khác với Lan, Mai Hoa lại không có tính ghen tuông như vậy. Là chủ một tiệm thời trang, cô khá bận rộn với công việc và không thích quản lý chồng. Tuy đã được một khoảng trời riêng hoàn toàn, Steven – anh chồng người Mỹ của cô – vẫn có nhiều điều không hài lòng về vợ. Sau một thời gian chung sống, anh nhận thấy vợ là người thiếu trung thực do cô nhiều lần nhờ anh trả lời hộ điện thoại rằng cô không có nhà, hoặc mắc bận đi công chuyện khi không muốn tiếp điện thoại của ai đó. Kiểu ăn nói đưa đẩy, vồn vã trước mặt với khách hàng nhưng sau lưng lại nói về họ những lời thật khó nghe hoặc thích phô trương cũng là điều mà anh nhận thấy ở cô. Anh góp ý với vợ nhiều lần nhưng đều bị cô gạt đi với lý do đơn giản: kinh doanh là phải vậy. Sau hơn hai năm chung sống, Steven rốt cục cũng không thể kiên nhẫn hơn và quyết định chia tay, về nước trước sự kinh ngạc, khó hiểu của Mai Hoa.
Rất nhiều cặp vợ chồng khác quốc tịch và văn hóa cũng phải chịu đựng vô số mâu thuẫn về đủ mọi vấn đề trong cuộc sống như: quá khác biệt trong ẩm thực, cô vợ nước ngoài không chịu nổi các mùi mắm muối, nhang đèn trong nhà...; anh chồng nội địa không chịu được tính sòng phẳng, mọi chi phí đều phải chia đôi của cô vợ ngoại quốc; hoặc bên này không thích họ hàng của bên kia tới chơi quá nhiều và ở lại dài ngày, gây ồn ào và làm lộn xộn cuộc sống riêng. Đó là chưa kể tới các mâu thuẫn giữa con cái với các bậc phụ huynh do anh chồng ngoại quốc không chịu để bà mẹ vợ mớm cơm cho đứa trẻ vì sợ mất vệ sinh hoặc can thiệp vào việc dạy con cái trong nhà...
Tìm giải pháp hòa hợp
Nếu cả hai bên đều bình tĩnh suy xét lại nguyên nhân gây ra mâu thuẫn, chịu thừa nhận những khiếm khuyết của mình và cùng tìm ra giải pháp, những mâu thuẫn trên vẫn có thể giải quyết được. Trước hết cần tìm hiểu kỹ về những nét đặc trưng trong văn hóa, phong tục và nếp sinh hoạt đặc trưng của người vợ (hoặc chồng) khác quốc tịch, khác văn hóa mà mình đang sinh sống qua sách vở, báo chí, phim ảnh, internet, bạn bè hoặc từ chính người bạn đời. Từ đó bạn chịu khó thâm nhập vào nền văn hóa đó như làm quen với ẩm thực, tập ăn đũa (hoặc thìa, nĩa), tập ăn các món bản xứ, kết bạn bản xứ để tìm hiểu về cách nói năng, cách suy nghĩ, thói quen, tập quán sống nói chung. Người vợ hoặc chồng cần làm công tác tư tưởng cho bố mẹ, anh chị em, họ hàng mình về những khác biệt trong suy nghĩ, tác phong và văn hóa của người bạn đời. Từ đó mới tránh được những mâu thuẫn không đáng có giữa bạn đời của mình với những người thân.
Tích cực tổ chức các cuộc giao lưu giữa người bạn đời khác quốc tịch, khác văn hóa với cộng đồng xã hội mà bạn đang sống để tăng cảm giác gần gũi và dễ thông cảm. Tuy nhiên những công việc này đều đòi hỏi thời gian và tính kiên nhẫn. Nếu bạn thực sự muốn chung sống lâu dài với bạn đời của mình, hãy cố gắng đừng để những khác biệt văn hóa trở thành kẻ thù gây nên rạn nứt gia đình bạn.
Ngọc Bi