Thứ Tư, 29 tháng 9, 2010

CHIBOOKS trên báo THANH NIÊN-Dịch giả "Biển quái vật" ký tặng sách và tặng quà độc giả

Dịch giả "Biển quái vật" ký tặng sách và tặng quà độc giả

Fahasa, Chibooks và dịch giả Nguyễn Lệ Chi (ảnh) sẽ cùng tổ chức lễ ký tặng tiểu thuyết văn học Mỹ Biển quái vật từ 9 giờ - 11 giờ sáng ngày 6.10 tại nhà sách Fahasa Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM).
Sẽ có 40 phần quà được trao cho 40 độc giả đầu tiên trong ngày mua Biển quái vật (phần 2 của bộ sách thiếu nhi nổi tiếng Percy Jackson và các vị thần trên đỉnh Olympus).

Xuyên Vân
NGUỒN: http://www.thanhnien.com.vn/news/pages/201040/20100930005233.aspx

Thứ Ba, 28 tháng 9, 2010

CHIBOOKS trên TẠP CHÍ BẾP GIA ĐÌNH-Chibooks ký tặng sách và quà cho độc giả vào ngày 6.10.2010

Chibooks ký tặng sách và quà cho độc giả vào ngày 6.10.2010

Vào ngaỳ 6.10.2010, Chibooks và Fahasa cùng phối hợp tổ chức lễ ký tặng sách Biển Quái Vật của dịch giả và tặng 40 phần quà đầu tiên cho 40 vị khách mua cuốn Biển Quái Vật trong ngày.

Địa điểm tặng quà: Nhà sách Fahasa Nguyễn Huệ, Q.1, TP.HCM

Đối tượng nhận quà: 40 khách hàng đầu tiên trong ngày tới mua cuốn Biển Quái Vật

Số lượng quà tặng gồm: 40 phần quà đặc biệt trị giá 150.000 đồng/phần quà.

Nội dung 1 phần quà gồm: 01 chiếc áo thun Chibooks, 01 nón Chibooks, 02 cây viết Chibooks, 01 cuốn Lục Tiểu Linh Đồng bình Tây Du (Tác giả: Lục Tiểu Linh Đồng, Chibooks ấn hành vào tháng 5.2010) và nhiều quà tặng hấp dẫn khác như: vé xem phim của BHD và Galaxy, phiếu giảm giá 15% khi mua hàng trên Vinabook.com, tạp chí Coupon Khuyến mãi…
(*) Biển quái vật thuộc phần 2 series này. Phần 1 mang tên KẺ CẮP TIA CHỚP đã đứng thứ 7 Top bestetller tại Hội chợ sách TP.HCM lần thứ 6 tổ chức hồi tháng 3.2010.
Dịch giả: Nguyễn Lệ Chi (dịch giả tiếng Hoa quen thuộc với hơn 30 đầu tiểu thuyết, 1 trong những người đầu tiên mua bản quyền sách nước ngoài vào Việt Nam. Đặc biệt từng rất thành công trong việc đưa dòng văn học Trung Quốc đương đại vào nước ta. Biển Quái Vật là tác phẩm dịch tiếng Anh đầu tiên của chị, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong sự nghiệp dịch thuật của chị. Hiện chị đang dịch tiểu thuyết Vị thần cuối cùng – phần 5 của series Percy Jackson và các vị thần trên đỉnh Olympus)

NGUỒN: http://www.bepgiadinh.com/goc-tin/goc-tin/chibooks-ky-tang-sach-va-qua-cho-doc-gia-vao-ngay-6102010

CHIBOOKS KÝ TẶNG SÁCH VÀ TẶNG QUÀ CHO ĐỘC GIẢ vào 9hsáng ngày 6/10

Chương trình ký tặng sách cho độc giả của Chibooks


Mục đích: Để cảm tạ khách hàng thân thiết và các fan yêu thích series bộ truyện thiếu nhi Percy Jackson và các vị thần trên đỉnh Olympus (tác giả: Rick Riordan, thuộc tủ sách văn học Mỹ), Chibooks và Fahasa cùng phối hợp tổ chức lễ ký tặng sách Biển Quái Vật của dịch giả và tặng 40 phần quà đầu tiên cho 40 vị khách mua cuốn Biển Quái Vật (*) trong ngày.

(*) Biển quái vật thuộc phần 2 series này. Phần 1 mang tên KẺ CẮP TIA CHỚP đã đứng số 7 Top bestetller tại Hội chợ sách TP.HCM lần thứ 6 tổ chức hồi tháng 3.2010.
Dịch giả: Nguyễn Lệ Chi (dịch giả tiếng Hoa quen thuộc với hơn 30 đầu tiểu thuyết, 1 trong những người đầu tiên mua bản quyền sách nước ngoài vào Việt Nam. Đặc biệt từng rất thành công trong việc đưa dòng văn học Trung Quốc đương đại vào nước ta. Biển Quái Vật là tác phẩm dịch tiếng Anh đầu tiên của chị, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong sự nghiệp dịch thuật của chị. Hiện chị đang dịch tiểu thuyết Vị thần cuối cùng – phần 5 của series Percy Jackson và các vị thần trên đỉnh Olympus)

Thời gian tặng quà: 9h sáng ngày 6/10/2010 (Thứ tư)
Địa điểm tặng quà: Nhà sách Fahasa Nguyễn Huệ, Q.1, TP.HCM
Đối tượng nhận quà: 40 khách hàng đầu tiên trong ngày tới mua cuốn Biển Quái Vật
Số lượng quà tặng gồm: 40 phần quà đặc biệt trị giá 150.000 đồng/phần quà.
Nội dung 1 phần quà gồm: 01 chiếc áo thun Chibooks, 01 nón Chibooks, 02 cây viết Chibooks, 01 cuốn Lục Tiểu Linh Đồng bình Tây Du (Tác giả: Lục Tiểu Linh Đồng, Chibooks ấn hành tháng 5.2010) và nhiều quà tặng hấp dẫn khác như: vé xem phim của BHD và Galaxy, phiếu giảm giá 15% khi mua hàng trên Vinabook.com, tạp chí Coupon Khuyến mãi…

HÃY NHANH NHANH CÓ MẶT TẠI NHÀ SÁCH FAHASA NGUYỄN HUỆ ĐÚNG 9H SÁNG NGÀY 6.10.2010 ĐỂ TÌM CƠ HỘI MAY MẮN CHO BẠN.

Thứ Hai, 27 tháng 9, 2010

CHIBOOKS trên báo MỰC TÍM

"Biển quái vật" diện kiến độc giả Việt Nam


Là phần 2 của series truyện nổi tiếng Percy Jackson và các vị thần trên đỉnh Olympus (vừa chuyển thể thành phim chiếu rạp trong mùa hè 2010) với hơn 8,1 triệu bản sách đã bán ra trên toàn thế giới của tác giả Rick Riordan.

Rick Riordan là tác giả có sách bán chạy nhất do tờ New York Times bình chọn cho Series truyện dành cho trẻ em Percy Jackson và các vị thần trên đỉnh Olympus và Series Tiểu thuyết trinh thám dành cho người lớn Tres Navarre. Ông có mười lăm năm giảng dạy môn tiếng Anh và lịch sử ở các trường trung học cơ sở công và tư ở San Francisco Bay Area ở California và Texas, từng nhận giải thưởng Giáo viên Ưu tú đầu tiên của trường vào năm 2002 do Saint Mary’s Hall trao tặng. Ông hiện đang sống ở San Antonio, Texas cùng vợ và hai con trai, dành toàn bộ thời gian cho sáng tác.

Câu chuyện của phần 2- Biển quái vật- vừa phát hành tại Việt Nam được bắt đầu với năm học lớp bảy của Percy Jackson. Mọi thứ vẫn diễn ra một cách bình yên khi không có một con quái vật nào đặt chân vào khuôn viên trường học của cậu ở New York. Nhưng khi trận đấu bóng ném bình thường giữa Percy và những người bạn cùng lớp của mình biến thành một trận đấu sống còn để chống lại một đám khổng lồ ăn thịt người xấu xí, mọi việc trở nên… xấu đi. Và sự xuất hiện bất ngờ của Annabeth, một người bạn của Percy, đã mang đến thêm nhiều tin xấu: vành đai phép bảo vệ Trại Con Lai đã bị đầu độc bởi một kẻ thù bí ẩn. Nếu không tìm được phương thức cứu chữa nó, nơi ẩn náu an toàn duy nhất dành cho các á thần sẽ bị tiêu diệt… Không còn cách nào khác, Percy Jackson phải bước vào một cuộc chiến mới để bảo vệ những bạn bè của mình.

Biển quái vật được dịch bởi dịch giả Nguyễn Lệ Chi và do Chibooks cùng NXB Thời đại đồng ấn hành. Được biết đây là tiểu thuyết tiếng Anh đầu tiên do dịch giả Nguyễn Lệ Chi chuyển ngữ. Chị hiện đang dịch phần 5 của series này với tên gọi Vị thần cuối cùng (The Last Olympians), dự tính xuất bản vào tháng 12.2010 và tiểu thuyết Sex and the City dự tính xuất bản trong quý 1.2011 nhân dịp Valentine. Dịch giả Nguyễn Lệ Chi từng được biết đến như một trong những dịch giả tiếng Hoa nổi tiếng nhất Việt Nam hiện nay, và lần này chị đang thử “tấn công” vào lĩnh vực dịch thuật văn học tiếng Anh mới mẻ….

Và một trong những thông tin thú vị nhất mà dịch giả Nguyễn Lệ Chi vừa tiết lộ là chị mới nhận được lời mời của ngôi sao điện ảnh và truyền hình nổi tiếng Lục Tiểu Linh Đồng (vai Tôn Ngộ Không trong phim truyền hình Tây Du Ký bản cũ) lên đường sang Trung Quốc tham dự Hội thảo Văn hóa quốc tế Tây Du Ký lần thứ nhất, tổ chức vào ngày 16-17/10/2010 tại Sở Châu, thành phố Hoài An, tỉnh Giang Tô. Đây cũng chính là quê hương và nơi sinh của cố tác giả Trung Quốc nổi tiếng Ngô Thừa Ân (cha đẻ của bộ sách Tây Du Ký). Được sự tin tưởng của ngôi sao Lục Tiểu Linh Đồng, công ty sách Chibooks đã được trao bản quyền bộ sách Lục Tiểu Linh Đồng bình Tây Du (2 tập) do chính Lục Tiểu Linh Đồng viết và đã xuất bản tập 1 tại Việt Nam vào tháng 5.2010. Song song với Hội thảo Văn hóa quốc tế Tây Du Ký vào ngày 16-17/10 tới, sẽ có khoảng 20 hoạt động văn hóa khác với nội dung đặc sắc như Nghi lễ công chiếu bộ phim TH lập thể đầu tiên được công chiếu toàn thế giới là Ngô Thừa Ân và Tây Du Ký (do Lục Tiểu Linh Đồng đóng 2 vai chính), Tuần lễ triển lãm văn hóa nghệ thuật dân gian về các nhân vật trong Tây Du Ký bằng các loại hình nghệ thuật dân gian như cắt giấy, múa rối, dân ca, tạp kỹ… Cùng thời gian này, tại Bắc Kinh cũng tổ chức Triển lãm nghệ thuật văn hóa Tây Du Ký, Hội thảo sáng tạo mới về Tây Du Ký, Cuộc thi sáng tác hoạt hình Tây Du Ký trên Internet toàn quốc, Cuộc thi tranh thiếu nhi toàn quốc về “Mỹ hầu vương trong trái tim tôi”…

V.Phong
nguồn: http://www.muctim.com.vn/Vietnam/Van-hoa-Nghe-thuat/2010/9-28/40221/

Thứ Năm, 23 tháng 9, 2010

CHIBOOKS trên báo THỂ THAO VĂN HÓA

Dịch giả Nguyễn Lệ Chi được “Tôn Ngộ Không” mời sang Trung Quốc

(TT&VH) - Vào 2 ngày 16 và 17/10/2010 tại Sở Châu, thành phố Hoài An, tỉnh Giang Tô sẽ diễn ra Hội thảo Văn hóa quốc tế Tây du ký lần thứ nhất. Ngôi sao truyền hình Lục Tiểu Linh Đồng (vai Tôn Ngộ Không trong phim Tây du ký bản cũ) đã mời dịch giả Nguyễn Lệ Chi sang Sở Châu, quê hương của cha đẻ Tây du ký - Ngô Thừa Ân - tham gia hội thảo này.
Lý do Nguyễn Lệ Chi, chủ thương hiệu sách Chibooks được “Tôn Ngộ Không” mời bởi vì hồi tháng 5/2010, Chibooks đã dịch và ấn hành 1 trong 2 tập của bộ sách Lục Tiểu Linh Đồng bình Tây du do chính Lục Tiểu Linh Đồng chấp bút.

Trong hội thảo sẽ công chiếu bộ phim truyền hình 3D Ngô Thừa Ân và Tây du ký (do Lục Tiểu Linh Đồng đóng 2 vai chính).


Trạc Tuyền
http://thethaovanhoa.vn/173N20100923061202140T133/dich-gia-nguyen-le-chi-duoc-ton-ngo-khong-moi-sang-trung-quoc.htm

CHIBOOKS trên báo VĂN HÓA

Hội thảo văn hóa quốc tế Tây du ký lần thứ nhất (22/09/2010)



VH- Nhận lời mời của ngôi sao điện ảnh và truyền hình nổi tiếng Lục Tiểu Linh Đồng (vai Tôn Ngộ Không trong phim TH Tây du ký bản cũ) - tác giả bộ sách Lục Tiểu Linh Đồng bình Tây Du (2 tập), công ty sách Chibooks sẽ tham dự Hội thảo Văn hóa quốc tế Tây du ký lần thứ nhất, tổ chức vào ngày 16-17.10.2010 tại Sở Châu, thành phố Hoài An, tỉnh Giang Tô (Trung Quốc).

Đây cũng chính là quê hương và nơi sinh của cố tác giả Trung Quốc nổi tiếng Ngô Thừa Ân (cha đẻ của bộ sách Tây du ký).

Tây du ký được coi là một trong bốn kiệt tác kinh điển của văn hóa Trung Quốc, bên cạnh các bộ Hồng lâu mộng, Tam quốc diễn nghĩa và Thủy Hử, từng được dịch ra rất nhiều ngôn ngữ trên thế giới, được chuyển thể thành nhiều loại hình nghệ thuật: phim truyện, phim truyền hình, phim hoạt hình, kịch, tuồng, truyện tranh, kinh kịch...

Đến Hội thảo với tư cách là đơn vị được Lục Tiểu Linh Đồng trao bản quyền xuất bản bộ sách Lục Tiểu Linh Đồng bình Tây Du tại VN, Chibooks sẽ cùng nhiều học giả của các nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Mỹ, Anh, Pháp... sẽ đóng góp tham luận về Tây du ký.

C.T.H

CHIBOOKS trên báo AN NINH THỦ ĐÔ

Dịch giả Việt Nam tham dự hội thảo về "Tây Du ký"

(ANTĐ) - Nhận lời mời của ngôi sao điện ảnh và truyền hình nổi tiếng Lục Tiểu Linh Đồng (vai Tôn Ngộ Không trong phim truyền hình Tây Du Ký bản cũ), dịch giả Nguyễn Lệ Chi sẽ lên đường sang Trung Quốc tham dự Hội thảo Văn hóa quốc tế Tây Du Ký lần thứ nhất, tổ chức vào ngày 16-17/10/2010 tại Sở Châu (thành phố Hoài An, tỉnh Giang Tô).

Tỉnh Giang Tô chính là quê hương và nơi sinh của cố tác giả Trung Quốc nổi tiếng Ngô Thừa Ân ("cha đẻ" của bộ sách Tây Du Ký).

Tây Du Ký được coi là một trong bốn kiệt tác kinh điển của văn hóa Trung Quốc, bên cạnh các bộ Hồng lâu mộng, Tam quốc diễn nghĩa và Thủy Hử, từng được dịch ra rất nhiều ngôn ngữ trên thế giới, được chuyển thể thành nhiều loại hình nghệ thuật: phim truyện, phim truyền hình, phim hoạt hình, kịch, tuồng, truyện tranh, kinh kịch…

Được sự tin tưởng của nam diễn viên Lục Tiểu Linh Đồng, công ty sách Chibooks của Việt Nam đã được trao bản quyền bộ sách Lục Tiểu Linh Đồng bình Tây Du (2 tập) do chính Lục Tiểu Linh Đồng viết và đã xuất bản tập 1 tại Việt Nam vào tháng 5.2010. Dịch giả Lệ Chi chính là người sáng lập công ty Chibooks.

Được biết hội thảo Văn hóa quốc tế Tây Du Ký lần thứ nhất này sẽ tập trung nhiều đại diện xuất bản trên thế giới đã từng xuất bản các ấn phẩm liên quan tới bộ sách Tây Du Ký, hứa hẹn một sự giao thoa văn hóa quốc tế đặc sắc. Đại diện của Chibooks sẽ cùng nhiều học giả của các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Mỹ, Anh, Pháp… sẽ tập trung tại hội thảo này cùng đóng góp tham luận về Tây Du Ký.

Phú Duy
http://www.anninhthudo.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=82849&ChannelID=8

Thứ Ba, 21 tháng 9, 2010

CHIBOOKS trên báo CÔNG AN TP.HCM

Chibooks Việt Nam dự Hội thảo Văn hóa quốc tế Tây du ký

(CAO) Mùa trung thu năm nay, Lục Tiểu Linh Đồng đang rốt ráo chuẩn bị cho Hội thảo Văn hóa quốc tế Tây du ký lần thứ nhất (trong hai ngày 16, 17-10-2010) tại Sở Châu, thành phố Hoài An, tỉnh Giang Tô, quê hương Ngô Thừa Ân, cha đẻ bộ sách Tây du ký.
Hội thảo Tây du ký lần này quy tụ nhiều nhà xuất bản khắp thế giới đã từng phát hành các ấn phẩm liên quan tới bộ sách Tây du ký. Cùng nhiều học giả của các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Mỹ, Anh, Pháp… nhận lời mời của Lục Tiểu Linh Đồng, dịch giả Nguyễn Lệ Chi, GĐ Công ty sách Chibooks (TPHCM) đi dự Hội thảo quốc tế độc đáo này. Chibooks từng được Lục Tiểu Linh Đồng tín nhiệm trao bản quyền bộ sách Lục Tiểu Linh Đồng bình Tây Du (2 tập) để xuất bản tại Việt Nam và đã in tập 1 hồi tháng 5-2010.
Hội thảo Văn hóa quốc tế Tây du ký nằm trong vệt hoạt động của “Năm du lịch văn hóa Tây du ký” tại Sở Châu. Hàng loạt các hoạt động liên quan tới kiệt tác này đã liên tục tiếp diễn ra từ tháng 5-2010 tại đây. Cùng với Hội thảo Tây du ký, tháng 10 tới còn có khoảng 20 hoạt động văn hóa đặc sắc khác như công chiếu bộ phim truyền hình 3D đầu tiên là “Ngô Thừa Ân và Tây du ký” mà trong đó Lục Tiểu Linh Đồng đóng cả 2 vai Ngô Thừa Ân và Tôn Ngộ Không, triển lãm các nhân vật trong Tây du ký qua các loại hình nghệ thuật dân gian như cắt giấy, múa rối, dân ca, tạp kỹ… Dịp này Lục Tiểu Linh Đồng cũng đang kêu gọi xây dựng một công viên Tây du ký.


N.Thi
http://congan.com.vn/?mod=detnews&catid=882&p=&id=146016

CHIBOOKS trên báo HÀ NỘI MỚI

Chibooks tham dự Hội thảo văn hóa quốc tế Tây Du Ký lần thứ Nhất

(HNMO)- Công ty sách Chibooks vừa chính thức nhận lời mời của ngôi sao điện ảnh, truyền hình nổi tiếng Lục Tiểu Linh Đồng (vai Tôn Ngộ Không trong phim TH Tây Du Ký bản cũ), sang Trung Quốc tham dự Hội thảo Văn hóa quốc tế Tây Du Ký lần thứ I, tổ chức vào ngày 16-17/10/2010 tại Sở Châu, thành phố Hoài An, tỉnh Giang Tô (Trung Quốc). Đây cũng chính là quê hương và nơi sinh của cố tác giả Trung Quốc nổi tiếng Ngô Thừa Ân (cha đẻ của bộ sách Tây Du Ký).

Tây Du Ký được coi là một trong bốn kiệt tác kinh điển của văn hóa Trung Quốc, bên cạnh các bộ Hồng lâu mộng, Tam quốc diễn nghĩa và Thủy Hử, từng được dịch ra rất nhiều ngôn ngữ trên thế giới, được chuyển thể thành nhiều loại hình nghệ thuật: phim truyện, phim truyền hình, phim hoạt hình, kịch, tuồng, truyện tranh, kinh kịch…

Được sự tin tưởng của ngôi sao Lục Tiểu Linh Đồng, công ty sách Chibooks (do dịch giả Nguyễn Lệ Chi làm đại diện) đã được trao bản quyền bộ sách Lục Tiểu Linh Đồng bình Tây Du (2 tập) do chính Lục Tiểu Linh Đồng viết và đã xuất bản tập 1 tại Việt Nam vào tháng 5/2010. Hội thảo Văn hóa quốc tế Tây Du Ký lần thứ nhất này sẽ tập trung nhiều đại diện xuất bản trên thế giới đã từng xuất bản các ấn phẩm liên quan tới bộ sách Tây Du Ký, hứa hẹn một sự giao thoa văn hóa quốc tế đặc sắc. Đại diện của Chibooks sẽ cùng nhiều học giả của các nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Mỹ, Anh, Pháp…sẽ tập trung tại hội thảo này cùng đóng góp tham luận về Tây Du Ký.

Năm 2010 thực sự được coi là Năm Du lịch Văn hóa Tây Du Ký tại Sở Châu bởi các hoạt động khác liên quan tới bộ tác phẩm kinh điển này đã, đang và vẫn tiếp tục được diễn ra xuyên suốt 6 tháng tại đây. Mở màn là hoạt động văn hóa quần chúng tại quảng trường “Sở Châu xinh đẹp” vào ngày 3.5 vừa qua. Song song với Hội thảo Văn hóa quốc tế Tây Du Ký vào ngày 16-17/10 tới, sẽ có khoảng 20 hoạt động văn hóa khác với nội dung đặc sắc như Nghi lễ công chiếu bộ phim TH lập thể đầu tiên được công chiếu toàn thế giới là Ngô Thừa Ân và Tây Du Ký (do Lục Tiểu Linh Đồng đóng 2 vai chính), Tuần lễ triển lãm văn hóa nghệ thuật dân gian về các nhân vật trong Tây Du Ký bằng các loại hình nghệ thuật dân gian như cắt giấy, múa rối, dân ca, tạp kỹ…Cùng thời gian này, tại Bắc Kinh cũng tổ chức Triển lãm nghệ thuật văn hóa Tây Du Ký, Hội thảo sáng tạo mới về Tây Du Ký, Cuộc thi sáng tác hoạt hình Tây Du Ký trên Internet toàn quốc, Cuộc thi tranh thiếu nhi toàn quốc về “Mỹ hầu vương trong trái tim tôi”…

Ngôi sao Lục Tiểu Linh Đồng đang kêu gọi xây dựng một công viên Tây Du Ký ở nước này.

Tuyết Minh

nguồn: http://hanoimoi.com.vn/newsdetail/Van_hoa/376757/chibooks-tham-du-hoi-thao-van-hoa-quoc-te-tay-du-ky-lan-thu-nhat.htm

Thứ Hai, 20 tháng 9, 2010

Dịch giả Lệ Chi dự hội thảo đầu tiên về 'Tây Du Ký'

Diễn viên kỳ cựu Lục Tiểu Linh Đồng (vai Tôn Ngộ Không trong phim 'Tây Du Ký' 1986) mời dịch giả VN dự Hội thảo văn hóa quốc tế về tiểu thuyết này.
> Lục Tiểu Linh Đồng muốn sang VN ra mắt sách/ 'Tây du ký' của Trung Quốc qua các thời kỳ


Từ ngày 16 đến 17/10, hội thảo đầu tiên về bộ tiểu thuyết nổi tiếng diễn ra tại Sở Châu, thành phố Hoài An, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Địa điểm này cũng chính là quê hương của tác giả Ngô Thừa Ân, cha đẻ của bộ sách Tây Du Ký.

Hội thảo do chính quyền thành phố Hoài An, Hội nghiên cứu văn hóa Tây Du Ký Trung Quốc, Đại học Nam Kinh, Học viện sư phạm Hoài Âm phối hợp tổ chức. Lục Tiểu Linh Đồng được xem là linh hồn của sự kiện này, và ông đại diện ban tổ chức mời dịch giả Việt Nam đến tham dự.

Hội thảo văn hóa quốc tế Tây Du Ký lần thứ nhất tập trung nhiều đại diện xuất bản trên thế giới từng phát hành các ấn phẩm liên quan tới bộ Tây Du Ký. Sự kiện này hứa hẹn sự giao thoa văn hóa quốc tế đặc sắc, thu hút nhiều học giả của các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Mỹ, Anh, Pháp…

Dịch giả Lệ Chi cho eVăn biết, chị sẽ tham gia hội thảo với bài tham luận nói về hình ảnh và vị trí của nhân vật Tôn Ngộ Không trong lòng trẻ em Việt Nam, cũng như ảnh hưởng và tác động của nhân vật này với quá trình trưởng thành ở trẻ nhỏ.

"Tây Du Ký với hình tượng Tôn Ngộ Không là một phần của ký ức tuổi thơ đẹp đẽ với tôi và rất nhiều bạn nhỏ. Tôi nghĩ mình thật may mắn và cũng thật bất ngờ khi có một ngày được gặp Tôn Ngộ Không bằng xương bằng thịt ở ngoài đời. Ngoài ra, việc được ngồi chung với giới xuất bản thế giới cùng niềm yêu thích Tây Du Ký, về Tôn Ngộ Không, cùng chia sẻ những suy nghĩ và kỷ niệm ấu thơ về những nhân vật này có thể nói là một cơ duyên, một may mắn lớn trong công việc xuất bản của tôi cũng như cuộc đời tôi", nữ dịch giả bày tỏ.

Lệ Chi chia sẻ thêm, chị mong rằng những nhân vật yêu thích khác của độc giả nhỏ tuổi Việt Nam như Dế mèn phiêu lưu ký sẽ không chỉ giới hạn trong nước, mà có dịp mở rộng ra hơn với nhiều bạn nhỏ quốc tế. Để một ngày nào đó, Việt Nam cũng có dịp tổ chức hội thảo văn hóa quốc tế về nhân vật ấn tượng trong tác phẩm văn học.

"Tôi cũng mong rằng nhân chuyến đi này, tôi sẽ giới thiêu với giới xuất bản các nước về hình tượng Dế mèn của văn học Việt Nam và việc làm sao để hình tượng Dế mèn luôn sống mãi, có tác động rộng rãi tới độc giả ở nhiều lứa tuổi trong, ngoài nước", Lệ Chi nói.

Tây Du Ký được coi là một trong bốn kiệt tác kinh điển của văn hóa Trung Quốc, bên cạnh các bộ Hồng lâu mộng, Tam quốc diễn nghĩa và Thủy hử, từng được dịch ra rất nhiều ngôn ngữ trên thế giới, được chuyển thể thành các loại hình nghệ thuật: phim truyện, phim truyền hình, phim hoạt hình, kịch, tuồng, truyện tranh, kinh kịch…

Năm 2010 được coi là Năm Du lịch Văn hóa Tây Du Ký tại Sở Châu, Trung Quốc bởi các hoạt động khác liên quan tới bộ tác phẩm kinh điển này đã, đang và vẫn tiếp tục diễn ra suốt 6 tháng tại đây. Mở màn là hoạt động văn hóa quần chúng tại quảng trường “Sở Châu xinh đẹp” vào ngày 3/5.

Cũng trong thời gian diễn ra hội thảo, có khoảng 20 hoạt động văn hóa khác với nội dung đặc sắc như: lễ công chiếu bộ phim truyền hình 3D đầu tiên Ngô Thừa Ân và Tây Du Ký (do Lục Tiểu Linh Đồng đóng 2 vai chính), Tuần lễ triển lãm văn hóa nghệ thuật dân gian về các nhân vật trong Tây Du Ký bằng các loại hình nghệ thuật dân gian như cắt giấy, múa rối, dân ca, tạp kỹ…

Cùng thời gian này, tại Bắc Kinh cũng tổ chức triển lãm nghệ thuật văn hóa Tây Du Ký, hội thảo sáng tạo mới về Tây Du Ký, cuộc thi sáng tác hoạt hình Tây Du Ký trên Internet toàn quốc, cuộc thi tranh thiếu nhi toàn quốc về "Mỹ hầu vương trong trái tim tôi"...

Diễn viên kỳ cựu Lục Tiểu Linh Đồng đang kêu gọi xây dựng một công viên Tây Du Ký ở nước này.

Trước đó, diễn viên Lục Tiểu Linh Đồng trao cho công ty Chibooks của Nguyễn Lệ Chi bản quyền bộ sách Lục Tiểu Linh Đồng bình Tây Du (2 tập) do ông là tác giả. Tập đầu tiên của bộ sách xuất bản tại Việt Nam vào tháng 5.

Trích tham luận của CHIBOOKS trên báo THANH NIÊN

Văn hóa đọc

Thực tế văn hóa đọc nước ta đang ở tình trạng nào và làm sao để nâng cấp được nó vẫn là một câu hỏi nhức nhối của xã hội.
Và để nâng cao, trước hết phải xây dựng văn hóa đọc và xây dựng hạ tầng cơ sở cho nó.

Không phải cứ in ra nhiều sách là nâng cao được văn hóa đọc, mà phải coi đó là ý thức chung của toàn xã hội, với mỗi con người, mỗi gia đình, mỗi thế hệ... Nếu chúng ta hình thành được, xây dựng được văn hóa đọc ngay tại gia đình, bố mẹ mua sách vở về đọc cho con cái nghe trước khi đi ngủ hằng ngày, dần dà tự tập cho con thói quen đọc sách thì đứa trẻ sẽ lớn dần cùng sở thích đọc sách được bồi dưỡng và phát triển theo năm tháng. Song song với việc đó, nhà trường phải xây dựng và hướng dẫn cho trẻ tiếp cận với văn hóa đọc qua nhiều biện pháp: tập cho chúng ý thức đọc hằng ngày qua việc đọc diễn cảm hoặc thi kể chuyện trên lớp... Nhà trường cần mở rộng các thư viện miễn phí với nhiều đầu sách phong phú phù hợp với lứa tuổi, ngoài giáo trình học, để thư viện trở thành một sân chơi được yêu thích, chứ không chỉ đơn thuần chỉ là nơi hành xác lo chạy đua trước các kỳ thi. Các đơn vị cơ quan nên dành quỹ xây dựng các thư viện nhỏ miễn phí cho cán bộ công nhân viên của mình, để việc đọc sách trở nên dễ dàng hơn đối với cả những người không có điều kiện thuận lợi về kinh tế hoặc eo hẹp về thời gian đi lại mượn sách ở các thư viện lớn…

Một khi việc đọc sách được phổ cập rộng rãi từ nhỏ tới lớn, hình thành và phát triển theo cả một chặng đường dài và cả quãng thời gian sống, con người mới phát triển và định hình được văn hóa đọc cho cá nhân mình. Từ đó mỗi người sẽ tự phân hóa, chọn lọc dòng sách mà mình cần và thấy phù hợp với bản thân qua từng giai đoạn cuộc sống. Lúc đó tự bản thân mỗi người sẽ coi việc đọc như một nhu cầu tất yếu hằng ngày.

Song song với việc xây dựng cơ sở hạ tầng của văn hóa đọc, chúng ta cũng cần phải xây dựng môi trường trong sạch và lành mạnh cho văn hóa đọc phát triển. Trong đó, các nhà quản lý chuyên ngành cấp quốc gia phải nhanh chóng lập ra một lộ trình cho việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc cả nước theo những chặng đường lớn 10-20-30 năm/lần, làm sao để sách đến với độc giả đa dạng hơn, phong phú hơn, luôn cập nhật được những kiến thức mới nhất của nhân loại trên toàn thế giới. Chính phủ cần đưa ra những biện pháp cứng rắn hơn nữa trong việc xử lý những sai phạm dẫn đến hậu quả gây thiệt hại nghiêm trọng cho các đơn vị xuất bản. Đồng thời phải tích cực tuyên truyền cho người dân để nâng cao ý thức bảo vệ sách thật, sách bản quyền, phải coi sách như một sản phẩm đầy đủ giá trị như các sản phẩm tiêu dùng khác và người tiêu dùng sẽ bị thiệt hại nặng nếu sử dụng hàng giả, hàng nhái kém chất lượng.

Văn hóa đọc chỉ phát triển khi có môi trường phát triển và môi trường đó chỉ có khi con người có ý thức xây dựng nên và học cách bảo vệ nó dài lâu.

Nguyễn Lệ Chi

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/201039/20100921011302.aspx

CHIBOOKS trên báo LAO ĐỘNG

Cần khai mở thú vui đọc sách cho trẻ em

Thứ Bảy, 18.9.2010 | 08:59 (GMT + 7)

(LĐ) - Hội thảo "Thực trạng và giải pháp: Phát triển văn hóa đọc ở VN" ngày 16.9 tại TPHCM do Bộ VHTTDL cùng dự án Sachhay.com tổ chức đã nhận định: "Nếu cách dạy văn hiện nay không thay đổi, thì không thể có văn hóa đọc".

Nhà văn Ngô Thị Kim Cúc nhấn mạnh, sách giáo khoa là một trong những nguyên nhân khiến giới trẻ quay lưng lại với văn hóa đọc. Chị nhận xét: “Quả là chương trình học và sách giáo khoa đã “rất thành công” trong việc khiến cho thanh - thiếu niên sợ hãi, căm ghét môn tiếng Việt, dẫn đến việc xa rời văn chương, sợ đọc sách”. Chị dẫn ra một số bài ngữ văn lớp 9, để nói về những điều rất đơn giản trong tiếng Việt, người ta đã dùng những cụm từ và cách diễn đạt hết sức rối rắm, mù mịt, tối nghĩa để “hành hạ” đầu óc những đứa trẻ 14 tuổi. Điều mà nhà văn cho rằng tối quan trọng hiện nay là phải khai mở thú vui đọc sách của thanh - thiếu niên ngay từ bậc tiểu học, bằng chính môn văn trong nhà trường.
Nhà văn Nguyên Ngọc phân tích: “Trong 2 yếu tố giáo dục gia đình và giáo dục nhà trường, thì có thể nói không quá rằng, môn học bị chính trị hóa nặng nề nhất là môn văn. Trong cải cách giáo dục, cải cách dạy văn ở nhà trường là một trong những yêu cầu hàng đầu, liên quan trực tiếp đến triết lý giáo dục nhất định phải thay đổi. Văn hóa đọc chỉ có được khi người ta đọc sách hoàn toàn vô vị lợi (cái lợi có thể có đến sau) và đó là thú vui của con người có văn hóa. Khi con người thấy đói sách không chịu được, thì lúc đó mới có văn hóa đọc. Nước ta từng có văn hóa đọc một thời, nhưng lại tự đánh mất. Chính vì thế, khôi phục một nền văn hóa đọc lành mạnh là đích đến lâu dài và rất khó khăn. Ở góc độ xuất bản, một đất nước 80 triệu dân mà ở đó nếu bán được 2.000 bản sách thì tác phẩm ấy đã trở thành hiện tượng, đó là một dấu hiệu đáng buồn! Và có lẽ, nước ta đang thuộc vào những nước có số lượng sách in vào loại thấp nhất thế giới, ít ra trong hàng các nước đang phát triển”.

Dưới góc nhìn của một nhà làm sách, dịch giả Nguyễn Lệ Chi - GĐ Cty sách Chibooks - cảnh báo về một nền văn hóa đọc và giải trí bình dân, khi rất nhiều đầu sách bán chạy chỉ có tính chất giải trí thông thường. Các sách có giá trị lớn, có giải thưởng trên quốc tế thường bị xếp xó, tồn kho, bán giảm giá...

Nhà thơ, nhà nghiên cứu văn hóa Inrasara bày tỏ sự ngạc nhiên khi sinh viên viết văn trường Nguyễn Du khi tốt nghiệp lại không biết đến các trào lưu văn chương hiện đại. Giáo dục đại học cũng đang rất bế tắc về giáo trình.

Theo nhà thơ Hoàng Hưng, thì có một vài biện pháp phát triển văn hóa đọc đáng xem xét. Cụ thể, ở tầng “người đọc”, không nên chỉ nêu khẩu hiệu “đọc và làm theo sách”, khẩu hiệu này có vẻ gắn với một giai đoạn bao cấp tư duy, giáo dục nhồi nhét thụ động, chỉ hợp với lối đào tạo con người công cụ. Trong thời điểm đã quá chín mùi cho một cuộc cách mạng giáo dục, nhằm đào tạo một lớp người mới có tư duy độc lập, cởi mở, uyển chuyển, giàu năng lực sáng tạo, nên cổ vũ một cách đọc “mềm”, đọc có suy nghĩ, phê phán, tranh luận, cổ vũ loại người đọc chủ động, tích cực, người đọc tham dự. Thứ hai, ở tầng cơ sở vật chất, hệ thống thư viện phải được đầu tư phát triển xứng đáng, trong đó thư viện nhà trường phải trở thành một thiết chế không thể thiếu. Thứ ba, ở tầng thiết chế thượng tầng, cần thay đổi tận gốc quy chế san định “sách hay, sách tốt” theo một định hướng chủ quan, duy ý chí của một nhóm người nào đó và cần có cơ chế thẩm định đa trung tâm trong việc xuất bản và giới thiệu sách.

Minh Thi ghi

http://laodong.com.vn/Tin-Tuc/Can-khai-mo-thu-vui-doc-sach-cho-tre-em/13372

Thứ Bảy, 18 tháng 9, 2010

"Lục Tiểu Linh Đồng bình Tây Du Ký" (Phần một)

Bạn Quỳnh Lâm (lamquynh90@gmail.com) viết thư hỏi Ngọc Ánh: Chào chị Ngọc Ánh, em xin hỏi có bài hát nào trong phim Tây Du Ký dịch sang tiếng Anh chưa ạ ? nếu có mong chị Ngọc Ánh giới thiệu cho em cùng các bạn thính giả.

Bạn Quỳnh Lâm và các bạn thân mến, tin rằng nhiều khán giả và thính giả Việt Nam rất quen thuộc với giai điệu bản nhạc "Đường dưới chân ta" trong bộ phim truyền hình nhiều tập "Tây Du Ký", Ngọc Ánh đã hỏi trợ lý của anh Lục Tiểu Linh Đồng và được biết, chưa thấy những bài hát trong phim có bản tiếng Anh.

Bộ phim "Tây Du Ký" được đông đảo khán giả Việt Nam hoan nghênh và mến mộ, và cũng như ở Trung Quốc, bộ phim này đã và đang được chiếu đi chiếu lại nhiều lần trên truyền hình, nhất là vào dịp nghỉ hè. Vừa qua nhiều tờ báo và cơ quan truyền thông đại chúng tại Việt Nam đã đưa tin: Công ty Văn hóa và Truyền thông Lệ Chi ( gọi tắt là Công ty Chibooks) vừa nhập bản quyền 2 tập "Lục Tiểu Linh Đồng bình Tây Du" do diễn viên chuyên đóng vai Tôn Ngộ Không viết. Bản dịch đã ra mắt độc giả trong nước và "Tôn Ngộ Không" bày tỏ ý định muốn sang Việt Nam dịp này để giới thiệu sách.

Là một ngôi sao điện ảnh - truyền hình nổi tiếng Trung Quốc và là người đã vĩnh viễn ghi dấu ấn của mình trong vai Tôn Ngộ Không, anh Lục Tiểu Linh Đồng viết cuốn sách "Lục Tiểu Linh Đồng bình Tây Du" với góc nhìn của người trong cuộc đã xuất bản tại Trung Quốc năm 2008, tác phẩm đã mau chóng được đông đảo độc giả Trung Quốc hoan nghênh.

Trong kỳ Hộp thư này Ngọc Ánh xin giới thiệu với các bạn một số tình hình liên quan đến việc xuất bản cuốn sách hai tập này qua cuộc chuyện trò với chị Nguyễn Lệ Chi, người phụ trách Công ty Chibooks qua điện thoại và cuộc chuyện trò giữa Ngọc Ánh với anh Lục Tiểu Linh Đồng tại Bắc Kinh.

Các bạn thân mến, cuốn "Lục Tiểu Linh Đồng bình Tây Du" hai tập được đánh giá là sinh động với nhiều chuyện hậu trường lần đầu tiên được công bố. Cuốn sách giúp độc giả và khán giả yêu thích phim Tây Du Ký hiểu thêm về tác phẩm văn học nổi tiếng Trung Quốc này cũng như tác giả Ngô Thừa Ân. Khi trao bản quyền sách chuyển thể sang tiếng Việt, anh cho biết, hy vọng sách sẽ kịp ra mắt độc giả trong năm 2010, vì năm sau sẽ công chiếu bộ phim truyền hình nhiều tập "Ngô Thừa Ân và Tây Du Ký", trong đó, Lục Tiểu Linh Đồng sắm 2 vai cùng một lúc. "Nếu sắp xếp được công việc biểu diễn, tôi rất muốn sang Việt Nam để ra mắt cuốn sách", anh cho biết.

Các bạn thân mến, trong thời gian chị Nguyễn Lệ Chi đang lưu học tại Học viện Điện ảnh Bắc Kinh cách đây mấy năm, Ngọc Ánh từng phỏng vấn chị ngay tại phòng thu của Đài CRI, sau khi Lệ Chi về nước, Ngọc Ánh lại từng có những cuộc chuyện trò thân mật qua điện thoại với Chị và chia sẻ với các bạn qua Hộp thư này, vừa qua khi được tin Công ty Chibooks đã nhập bản quyền và phát hành cuốn sách "Lục Tiểu Linh Đồng bình Tây du", Ngọc Ánh liền gọi điện ngay tới thành phố Hồ Chí Minh để tìm hiểu thêm một số chi tiết liên quan, và được Lệ Chi cho biết:

(Ghi âm đối thoại...)

Lục Tiểu Linh Đồng, người sắm vai Tôn Ngộ Không trong phim "Tây Du Ký" đã trở nên rất đỗi quen thuộc đối với nhiều khán thính giả Việt Nam, và được đông đảo khán thính giả Việt Nam mến mộ, Ngọc Ánh từng nhiều lần phỏng vấn anh, giới thiệu tình hình biểu diễn và những hoạt động xã hội của anh để đáp ứng yêu cầu của các bạn. Khi biết cuốn sách "Lục Tiểu Linh Đồng bình Tây du" tập một gần đây đã được dịch sang tiếng Việt và đã chính thức ra mắt độc giả Việt Nam, anh rất đỗi vui mừng, khi Ngọc Ánh hỏi nguyên nhân nào khiến anh bỏ ra mười năm để viết cuốn "Lục Tiểu Linh Đồng bình Tây Du ", anh nói:

"Kể từ sau khi bộ phim truyền hình "Tây Du Ký" công chiếu tại Trung Quốc, số lần chiếu lại cũng như số khán giả đón xem có thể nói là đông nhất, tính đến nay đã chiếu đi chiếu hơn hai nghìn lần, các nước Đông Nam Á như Việt Nam, khán giả các nước phương Tây như Mỹ, Canada, Đức v.v cũng rất hâm mộ bộ phim này. Qua đó có thể thấy, nội dung của cuốn tiểu thuyết là hết sức tuyệt vời, thế là tôi bỏ ra mười năm để viết nên cuốn sách này.

Về quá trình hợp tác với Công ty Chibooks, anh nói:

"Tôi đã có sự hợp tác với chị Nguyễn Lệ Chi, tôi hết sức cảm động khi Công ty Chibooks đã khắc phục nhiều khó khăn phiên dịch cuốn sách "Lục Tiểu Linh Đồng bình Tây Du " sang tiếng Việt, cuốn sách này gồm hai tập, chủ yếu là những cảm nhận của tôi đối với sự hấp dẫn của Tây Du, đã phản ánh trí tuệ của con người, nay tập một của cuốn sách này đã ra mắt độc giả Việt Nam. Được biết, rất nhiều báo chí cũng như nhiều trang web tại Việt Nam đã đưa nhiều thông tin liên quan đến việc xuất bản bản tiếng Việt của cuốn sách này, nhân đây tôi xin bày tỏ chân thành cảm ơn. Rất mong các bạn khán giả và độc giả Việt Nam dành sự quan tâm và yêu mến cuốn sách này. Tất nhiên rồi, tôi cũng mong tập hai của cuốn sách này sớm ra mắt độc giả Việt Nam, bởi vì ngoài Trung Quốc ra, Việt Nam là nước đầu tiên phiên dịch và xuất bản cuốn "Lục Tiểu Linh Đồng bình Tây Du" sang tiếng nước ngoài. Nguyện vọng lớn nhất của tôi là, cùng với bản tiếng Việt đã được xuất bản sẽ lôi cuốn nhiều nước khác phiên dịch xuất bản cuốn sách này sang nhiều thứ tiếng. Tôi cũng đã nói với chị Ngọc Ánh rằng, nửa cuộc đời trước của tôi đã hiến dâng cho sự nghiệp diễn xuất xây dựng nhân vật Tôn Ngộ Không, vậy thì nửa đời sau của tôi sẽ chủ yếu dốc sức cho việc truyền bá nền văn hóa "Tây Du"

Anh đã giải thích Văn hóa Tây Du như sau:

Vậy thì nền văn hóa "Tây Du" là gì?, đó chính là sự phấn đấu, tiến thủ, không chịu khuất phục, không chịu thất bại. Còn tinh thần Tôn Ngộ Không là, lạc quan hướng về tương lai, thông minh trí tuệ, trung thành tình nghĩa. Các bạn Việt Nam thân mến, thực ra cuộc đời của con người cũng như quá trình hình thành cuốn tiểu thuyết "Tây Du Ký " vậy, đó là thường gặp phải 9x9= 81 hoạn nạn, chúng ta cần phải khắc phục những trắc trở và khó khăn của cuộc đời, như vậy tương lai tốt đẹp mới có thể xuất hiện trước mắt chúng ta. Chúng ta phải như bốn thầy trò Đường Tăng đoàn kết một lòng, khắc phục khó khăn, giúp đỡ lẫn nhau, cuối cùng mới có thể thỉnh Kinh thành công. Tại đây, tôi xin chúc các bạn khán thính giả Việt Nam mạnh khỏe, hạnh phúc, đồng thời hoan nghênh các bạn quan tâm đến những vai diễn khác của tôi ngoài vai Tôn ngộ Không.

Vì sao anh Lục Tiểu Linh Đồng lại hiến dâng cả cuộc đời mình cho văn hóa "Tây Du"? Nửa cuộc đời còn lại của anh sẽ làm những công việc gì? Anh còn điều gì đáng tiếc trong chuyến thăm Việt Nam năm 1998? Vào giờ này tuần sau, Hộp thư Ngọc Ánh sẽ giới thiệu tiếp với các bạn buổi trò chuyện cởi mở và thân mật giữa Ngọc Ánh và anh Lục Tiểu Linh Đồng.

Tuy đông đảo các bạn khán giả rất quen thuộc và hiểu rõ về anh Lục Tiểu Linh Đồng, nhưng rất có thể một số bạn chỉ biết đến nhân vật "Tôn Ngộ Không" trong "Tây Du Ký " chưa hẳn đã để ý đến con người thực sự của anh. Sau đây Ngọc Ánh xin giới thiệu sơ qua.

Lục Tiểu Linh Đồng, tên thật là Chương Kim Lai, dân tộc Hán, sinh ngày 12/4/1959 tại Thượng Hải. Quê anh ở Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, cùng quê với đại văn hào Lỗ Tấn. Ông nối nghiệp cha là nghệ sĩ Lục Tiểu Đồng (tên thật là Chương Tống Nghĩa, người được tôn vinh là Nam Hầu Vương) học nghệ thuật diễn xuất loài khỉ. Sau khi tốt nghiệp cấp ba (tháng 6/1976), Lục Tiểu Linh Đồng thi đỗ vào Trường Nghệ thuật sân khấu Côn kịch tỉnh Chiết Giang và thành công với nhiều vai chính trong các vở kịch như Mỹ hầu vương, Tôn Ngộ Không... Sau đó, anh gặt hái thành công vang dội khi sắm vai Tôn Ngộ Không trong phim truyền hình 25 tập Tây Du Ký (đạo diễn Dương Khiết, sản xuất năm 1982). Ngoài vai Tôn Ngô Không ra, anh còn sắm nhiều vai trong nhiều bộ phim truyền hình cũng như phim nhựa, đồng thời đã đoạt rất nhiều giải thưởng trong và ngoài nước.

Hiện anh đang sống cùng gia đình tại Bắc Kinh.

Hoan nghênh các bạn viết thư cho anh Lục Tiểu Linh Đồng, nếu như bạn có những đồ chơi công nghệ, hoặc những bức thư họa bản tiếng Việt liên quan đến "Tây Du Ký", hoan nghênh bạn gửi đến Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, số 46 phố Hoàng Diệu Hà Nội, để Ngọc Ánh chuyển đến anh Lục Tiểu Linh Đồng. Xin cảm ơn các bạn.

tham luận của dịch giả Nguyễn Lệ Chi (giám đốc công ty sách Chibooks) cho HỘI THẢO "THỰC TRẠNG & GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC Ở VN"

Tham luận của dịch giả Nguyễn Lệ Chi (giám đốc công ty sách Chibooks)
cho Hội thảo “Thực trạng và giải pháp phát triển Văn hóa đọc ở Việt Nam” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch cùng Ban điều hành Dự án giáo dục SachHay.com tổ chức vào ngày 16.9.2010 tại TP.HCM


Con đường nào cho Văn hóa đọc Việt Nam?


Là một đơn vị xuất bản sách còn non trẻ, hình thành mới từ tháng 12.2008 tới nay với gần 30 đầu sách, phần lớn là sách văn học nước ngoài, Chibooks luôn mong mỏi được đóng góp một phần nhỏ bé nhằm làm phong phú thêm nền văn hóa đọc nước nhà. Nhưng thực tế văn hóa đọc nước ta đang ở tình trạng nào và làm sao để nâng cấp được nó vẫn là một câu hỏi nhức nhối không chỉ của riêng Chibooks và giới xuất bản.

Thực trạng mù mờ
Có lẽ chưa hề có một cuộc nghiên cứu chính thức nào ở nước ta về thực trạng Văn hóa đọc nước nhà để định vị và xác định những tác động cùng tầm ảnh hưởng của nó với xã hội. Cũng không có những công bố công khai về các số liệu xuất bản hàng năm như: số lượng các đầu sách đã xuất bản, số lượng của từng thể loại sách xuất bản, tỉ lệ phần trăm tăng hay giảm của từng thể loại sách xuất bản so với cùng kỳ năm trước, hoặc thống kê số lượng độc giả mua sách theo thể loại vì yêu thích hay vì nhu cầu… để mà so sánh, phân tích và giúp các đơn vị xuất bản từ đó mà căn cứ phân tích chiến lược xuất bản của mình trong năm tới hoặc rút ra những kinh nghiệm xương máu cho thành công hay thất bại của mình trong năm vừa qua. Trên trang web của Bộ Thông tin và Truyền thông cũng chỉ đưa ra những số liệu thống kê hết sức vắn tắt về tình hình xuất bản như:

(Mic.gov.vn) -
Nguồn: Cục Xuất bản
Về Xuất bản:
Theo thống kê lưu chiểu, đến ngày 30/11/2009 toàn ngành đã xuất bản được:
- Về sách: 20.601 cuốn với 196.325.141 bản, đạt 111% về cuốn, 76% về bản so với cùng kỳ năm 2008.
- Về văn hóa phẩm: 804 loại với 15.953.000 bản, trong đó có 320 mẫu lịch với 11.700.000 bản đạt 76,4% về bản so với năm 2008.
Với những con số quá khô khan và sơ lược như vậy, thật khó có thể cung cấp nhiều những hỗ trợ tham khảo thông tin cho cả độc giả lẫn các đơn vị xuất bản, đặc biệt là các đơn vị xuất bản tư nhân vốn là những nơi khan hiếm thông tin tổng kết chung trong ngành. Bên cạnh đó, báo chí truyền thông đăng tin bài về thực trạng của ngành xuất bản cũng không có số liệu chính xác và đầy đủ, chủ yếu là theo số liệu của một vài đơn vị trong ngành cung cấp và viết theo cảm nhận chủ quan hoặc dựa theo ý kiến của một số người làm trong ngành xuất bản, chưa có con mắt bao quát của toàn ngành và toàn thực trạng văn hóa đọc của xã hội.
Quay lại với câu hỏi thực trạng văn hóa đọc của nước ta hiện nay ra sao? Phát triển đa dạng trăm hoa đua nở với rất nhiều đầu sách và thể loại sách mới mỗi ngày. Đó là một điểm mừng và đáng ghi nhận, đánh dấu sự phát triển mỗi ngày của ngành xuất bản. Có cung mới có cầu, nếu người mua không quan tâm nhiều tới sách, ắt hẳn dòng sản phẩm này cũng không phát triển và sinh sôi đa dạng hàng ngày tới vậy. Ngày càng nhiều có các tác phẩm mới của nước ngoài được các đơn vị xuất bản trong nước mua bản quyền và chuyển thể sang tiếng Việt. Điều này giúp độc giả trong nước có điều kiện bước thêm trên cây cầu văn hóa và tri thức nối với các nước bạn. Ngày càng nhiều sách mới của các tác giả Việt Nam được ra mắt thị trường, được dịch ra nhiều thứ tiếng và được đưa đi ra thị trường nước ngoài, đánh dấu sự sáng tạo cá nhân không ngừng tăng cùng sức lan tỏa văn hóa Việt Nam ra nước ngoài qua sản phẩm sách. Tuy nhiên nếu hỏi thực trạng hiện nay đáng mừng hay đáng lo, xin thưa rất mù mờ để đánh giá và đưa ra những nhận xét đúng. Bởi nhìn chung nếu dạo quanh thị trường sách, tuy đa dạng nhưng không có số liệu thống kê cụ thể, người mua cứ mua một cách tự phát, người sản xuất cũng sản xuất tự phát theo hướng chủ quan mà mình tự cho là đúng. Không có công cụ đo lường thị hiếu và nhu cầu của độc giả ở những lứa tuổi khác nhau, không có “phao cứu trợ” từ phía số liệu phát hành để bám víu mà định lượng, đong đếm, để nhận xét về mức độ mừng hay lo về các con số tiêu thụ sách trên thị trường.
Tuy nhiên theo ý kiến chủ quan nhìn nhận của riêng tôi, tôi nhận thấy tuy thị trường sách đa dạng và phong phú, người Việt Nam có dần thói quen đọc sách hơn cùng với điều kiện kinh tế ngày một cải thiện, song văn hóa đọc của nước ta chưa cao, thậm chí còn ở mức độ thấp, xét về mặt bằng chung trong xã hội. Rất nhiều đầu sách bán chạy thường chỉ có tính chất giải trí rất thông thường, không mang lại nhiều về các giá trị tinh thần hoặc kiến thức. Các sách có giá trị lớn, có giải thưởng lớn trên quốc tế lại thường bị xếp xó, tồn kho và bán giảm giá triệt để, khiến không ít đơn vị làm sách phải đau xót và dần dà phải chấp nhận chạy theo xuất bản dòng sách giải trí phục vụ nhu cầu của đông đảo độc giả nhằm đảm bảo độ an toàn trong kinh doanh. Điều này về lâu dài dễ tạo nên một nền văn hóa đọc giải trí và bình dân.
Giải pháp phải từ gốc rễ

Để nâng cao văn hóa đọc của nước nhà, trước hết cần tìm tới gốc rễ của nó để chăm chút, tưới tắm, giúp cho cái rễ đó chắc khỏe, trụ mãi với thời gian. Có như vậy rễ cây mới tiếp tục hút nhựa sống nuôi những cành lá xum xuê bên trên. Nói một cách đơn giản rằng muốn nâng cao văn hóa đọc, trước hết phải xây dựng văn hóa đọc và xây dựng hạ tầng cơ sở cho văn hóa đọc. Việc xây dựng này xin đừng chỉ vứt riêng trách nhiệm cho những người làm xuất bản. Không phải cứ in ra nhiều sách là nâng cao được văn hóa đọc. Chúng tôi-những người làm sách- chỉ là một phần rất nhỏ cung cấp cho các bạn-người đọc- công cụ để tiếp cận và nâng cao văn hóa đọc của chính mình. Hãy nhìn nhận một cách công bằng rằng việc xây dựng văn hóa đọc phải là ý thức chung của toàn xã hội, với mỗi con người, mỗi gia đình, mỗi thế hệ, mỗi đơn vị cơ quan, mỗi chính quyền, mỗi thời đại. Con người khi mới sinh ra như một tờ giấy trắng, cũng giống như một cái rễ non yếu ớt. Nếu chúng ta hình thành được, xây dựng được văn hóa đọc ngay tại gia đình, bố mẹ chịu khó mua sách vở về đọc cho con cái nghe trước khi đi ngủ hàng ngày, dần dà tự tập cho con thói quen đọc sách thì đứa trẻ sẽ lớn dần cùng sở thích đọc sách được bồi dưỡng và phát triển theo năm tháng. Cái rễ non mới gặp điều kiện thuận lợi mới cắm sâu trong đất, hút lấy sức sống mà lớn dần. Song song với việc đó, nhà trường phải xây dựng và hướng dẫn cho trẻ tiếp cận với văn hóa đọc qua những biện pháp sau: tập cho chúng ý thức đọc hàng ngày qua việc đọc diễn cảm hoặc kể chuyện trên lớp; xác định và phân loại cho trẻ về mục đích đọc (theo nhu cầu, sở thích, hay phong trào, hay cần nâng cao kiến thức đi học, hoặc do tò mò muốn tìm kiểu thêm…)… Thầy cô nên khuyến khích cho các em đọc thêm các giáo trình, sách tham khảo mở rộng kiến thức tự nhiên cho trẻ. Các nhà trường (từ cấp 1 tới đại học) cần mở rộng các thư viện miễn phí cho học sinh với nhiều đầu sách phong phú phù hợp với lứa tuổi, ngoài giáo trình học, để thư viện trở thành một sân chơi được yêu thích, chứ không chỉ đơn thuần chỉ là nơi hành xác lo chạy đua trước các kỳ thi. Các đơn vị cơ quan, đặc biệt là các cơ quan lớn như cấp Vụ, Cục, các tập đoàn lớn… nên dành quỹ xây dựng các thư viện nhỏ miễn phí cho cán bộ công nhân viên trong cơ quan, để việc đọc sách trở nên dễ dàng hơn đối với cả những người không có điều kiện thuận lợi về kinh tế hoặc eo hẹp về thời gian đi lại mượn sách ở các thư viện lớn… Việc xây dựng các thư viện chuyên ngành này mang giá trị tích cực nhiều mặt: vừa cung cấp sách vở tài liệu chuyên ngành mà cơ quan đó đang làm, vừa cung cấp những kiến thức xã hội khác bổ sung thêm từ sách vở tham khảo. Những cán bộ công nhân viên được hưởng quyền lợi mượn sách từ thư viện của cơ quan mình sẽ cảm thấy gắn bó thiết tha và có tình cảm hơn với nơi công tác. Một khi việc đọc sách được phổ cập rộng rãi từ nhỏ tới lớn, hình thành và phát triển theo cả một chặng đường dài và cả quãng thời gian sống, con người mới phát triển và định hình được văn hóa đọc cho cá nhân mình. Từ đó mỗi người sẽ tự phân hóa, chọn lọc dòng sách mà mình cần và thấy phù hợp với bản thân qua từng giai đoạn cuộc sống. Lúc đó tự bản thân mỗi người sẽ coi việc đọc như một nhu cầu tất yếu hàng ngày như việc ăn cơm, uống nước.
Song song với việc xây dựng cơ sở hạ tầng của văn hóa đọc, chúng ta cũng cần phải xây dựng môi trường trong sạch và lành mạnh cho văn hóa đọc phát triển. Trong đó, các nhà quản lý chuyên ngành cấp quốc gia phải nhanh chóng lập ra một lộ trình cho việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc cả nước theo những chặng đường lớn 10-20-30 năm/lần, tuyệt đối không để phát triển tự phát hoặc theo những kế hoạch ngắn hạn một vài năm, thực thi theo kiểu đối phó và hài lòng với những con số nhỏ lẻ tuy tăng trưởng so với năm trước. Để từ đó các ban ngành mới thống nhất đường hướng phát triển, vạch ra những phương án tối ưu để nâng cao chất lượng sản xuất mà cụ thể ở đây là sản phẩm sách. Làm sao để sách đến với độc giả đa dạng hơn, phong phú hơn, luôn cập nhật được những kiến thức mới nhất của nhân loại trên toàn thế giới? Làm sao để các đơn vị xuất bản sống được tự tin và đàng hoàng bằng nghề, chỉ chuyên tâm làm sách mà không phải lo ngại đối phó với nạn sách lậu, sách giả, sách không bản quyền, không phải đau xót hoặc tuyệt vọng khi thấy sản phẩm của mình bị đánh cắp trắng trợn? Chỉ khi mọi quyền lợi của người làm sách được đảm bảo như: đảm bảo kinh tế sản xuất, có vị thế xã hội, được tôn trọng và sánh ngang vị trí như các ngành nghề khác… thì họ mới chuyên tâm làm ra các sản phẩm hay, sản phẩm đẹp, chất lượng tốt, nội dung chọn lọc. Chính phủ cần đưa ra những biện pháp cứng rắn hơn nữa trong việc xử lý những sai phạm phát hành dẫn đến hậu quả gây thiệt hại nghiêm trọng cho các đơn vị xuất bản như: cương quyết tịch thu và tiêu hủy sách giả, phạt nặng gấp 200% giá trị lô hàng lậu, hàng giả bị phát hiện, cương quyết tịch thu giấy phép kinh doanh của các đơn vị phát hành, các cửa hàng sách sau khi có chứng cứ kinh doanh hàng giả, hàng lậu từ lần phát hiện thứ 2, mạnh tay dẹp các chiếu sách vỉa hè, vừa mất mỹ quan đường phố vừa hạ giá trị sách, vừa là nơi dễ dàng tiêu thu sách giả, sách lậu khó kiểm soát… Đồng thời phải tích cực tuyên truyền cho người dân để nâng cao ý thức bảo vệ sách thật, sách bản quyền, phân biệt được sách giả và sách thật, phải coi sách như một sản phẩm đầy đủ giá trị như các sản phẩm tiêu dùng khác và người tiêu dùng sẽ bị thiệt hại nặng nếu sử dụng hàng giả, hàng nhái kém chất lượng.

Văn hóa đọc chỉ phát triển khi có môi trường phát triển và môi trường đó chỉ có khi con người có ý thức xây dựng nên và học cách bảo vệ nó dài lâu. Hãy xây dựng và bảo vệ văn hóa đọc từ bây giờ, đó chính là tương lai của cả một thế hệ con cháu bạn sau này./.


TP.HCM ngày 9.9.2010