Thứ Tư, 4 tháng 11, 2009

Nhà văn Hồng Ảnh: Tách con người ra khỏi lịch sử là giả dối

Sinh năm 1962 tại Trùng Khánh, Hồng Ảnh là một trong những cây bút xuất sắc của giới nhà văn nữ mới Trung Quốc với nhiều tiểu thuyết tiêu biểu. “Tiếng gọi chim khổng tước”. “Theo dấu chân ai?” “Người tình xa xứ”. “ống tay màu xanh”, người con gái đói khát”...

Tác phẩm của cô đã được dịch ra trên 25 thứ tiếng và đoạt nhiều giải thưởng lớn như Giải Văn học Trùng Khánh (1989). Giải nhất thơ ca người Hoa tại Anh (1991), Giải tiểu thuyết quốc tế của tạp chí văn học tiên phong Trafika - New York (1994)... “Người tình xa xứ” được Cty Văn hóa Phương Nam (PNC) mua bản quyền, đồng ấn hành với NXB Phụ nữ, vừa phát hành tại Việt Nam, mở đầu cho một loạt tác phẩm tiêu biểu của cô sắp ra mắt độc giả Việt Nam.

- Trong tác phẩm của cô luôn luôn có âm thanh của nước. Điều đó có liên quan tới tuổi thơ của cô không?

- Tôi lấy bút danh là Hồng Ảnh, nghĩa là “nước ngửa lên bầu trời, tương ngộ ánh nắng”. Tôi sinh ra bên bờ Trường Giang, cha tôi là một thủy thủ trên con sông này, mẹ tôi quanh năm vất vả bên sông. Thời tôi còn nhỏ, đúng vào những năm Cách mạng văn hóa, tôi vẫn thường gặp những người bỏ trốn ra bờ sông, nhảy xuống sông tự tử, người chết sau đấy, thật kỳ lạ, nữ đều nằm ngửa, nam đều nằm sấp. Khi họ nổi lên, cho dù gặp người thân hay kẻ thù, mắt mũi mồm tai của họ đều trào máu. Tôi thấy đắm thuyền, rất nhiều cái đầu nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Ngày nào tôi cũng lo, không biết mẹ tôi ngồi thuyền có xảy ra chuyện gì không, nếu mẹ ở trên núi về tôi rất yên tâm. Hầu hết truyện của tôi đều diễn ra trên sông nước. Cho dù tôi đi đâu, đi khắp đất nước, đi khắp thế giới, tôi vẫn là đứa con của Trường Giang.

- Qua tác phẩm của cô, có thể cảm nhận được sự thể nghiệm số phận con người và tiết tấu hùng mạnh của lịch sử xã hội. Tại sao cô lại chú ý đến lịch sử?

-Lịch sử và số phận cá nhân gắn liền với nhau. Tách con người ra khỏi lịch sử là giả dối, là tự ảo tưởng, là kẻ thủ dâm điên khùng. Tôi nói câu ấy quả là khó nghe, nhưng những gì mà các nhà văn nữ của Trung Quốc viết ra, không ít cái nhằm thỏa mãn bản thân. Từ nhỏ tôi đã hiểu, mỗi số phận con người chung quanh tôi đều có liên quan đến lịch sử. Sớm một năm, chết đói; muộn một năm, trở thành con gái nhà nông vùng Tam Hiệp; bỏ qua mọi toan tính, coi như tự mình kết liễu. Cho nên, tác phẩm của tôi. Người đàn bà đói khát, K, Tiếng gọi chim khổng tước... đều có mối liên quan đến tiến trình lịch sử.

- Tác phẩm của cô đã được dịch ra nhiều thứ tiếng. Hẳn cô có quan hệ mật thiết với các dịch giả?

- Sách của tôi đã được dịch ra 25 thứ tiếng, tôi chỉ đọc được tiếng Anh. Cho nên tôi chỉ có thể là người giúp cho công việc của dịch giả tiếng Anh. Sau đấy, các biên tập viên xuất bản sẽ chỉnh lý, sửa chữa lại đôi chút. Nhưng với các thứ tiếng khác, tất cả đều do người quản lý của tôi tìm nhà xuất bản, sau đấy tìm phiên dịch, phiên dịch biết tiếng Trung Quốc, hỏi tôi một vài vấn đề. Nhiều NXB nước ngoài gửi đến tôi rất nhiều câu hỏi, tôi trả lời bạn thích thế nào thì cứ dịch như thế, bởi tôi không sao đọc được. Nhưng cũng có một số dịch giả rất ngạo mạn, đòi được sáng tạo lại tác phẩm của nhà văn. Tôi đọc một vài tác phẩm Trung Quốc được dịch sang tiếng Anh, nếu bản thân nhà văn đọc được tiếng Anh, chắc chắn sẽ phải khóc thét lên.

Thoát khỏi cái tầm thường là điều tuyệt vời biết bao! Tôi nghĩ, điều này các nhà văn Trung Quốc khác với các nhà văn thế giới: các nhà văn Trung Quốc quan tâm đến việc phải làm thế nào cho người Trung Quốc thoát khỏi cái tầm thường hàng ngày (đó là điều công đức lắm lắm); các nhà văn thế giới lại muốn người các nước tìm thấy một lối ra chung.

- Trí tưởng tượng của cô thật phong phú?

- Có nhà phê bình nhận xét tôi có sức tưởng tượng mãnh liệt, thậm chí còn ví von là “một cái cây tự thuật” - thích kể chuyện, kể chuyện như một niềm vui, Balzac gọi đấy là “niềm vui văn bản”. Tôi muốn nhân vật của mình luôn luôn có chút kỳ lạ, luôn gặp nguy hiểm, đọc có cảm giác như tiểu thuyết mạo hiểm, nhưng tôi nghiêng về số phận, để nhân vật của tôi biến thành quân cờ trên trò chơi tưởng tượng. Nhưng đấy là trò chơi của thượng đế, là chức năng của thần linh. Nhà của tôi, về đêm xuất hiện lũ dơi ma quái, nghe cha tôi nói, đó là bài thuốc dân gian chữa trị các chứng bệnh không sao chữa trị nổi. Nhất là dùng đèn pin, trèo lên thang bắt dơi, ánh trăng và mây đen tràn đầy bầu trời, cha tôi bị mù, ông đứng trong bóng tối, nhưng trên mái ngói có tiếng chân bước rất kỳ lạ. Nhìn lên bức tường trong nhà, trong tối dày đặc chữ sách thánh hiền, chữ viết về những con người trong quá khứ và tương lai, trong quá trình đó tôi những mong đọc nhiều sức mạnh của chữ nghĩa.

Việt Hoàng
(Theo tạp chí Diễn đàn Nhân dân)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét